Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

"Trồng rừng cho tương lai" cần vai trò của doanh nghiệp tiên phong

Hồng Minh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trước nguy cơ hệ sinh thái rừng bị suy thoái rất cần sự chung tay, đồng lòng của doanh nghiệp để bảo tồn hệ sinh thái, giữ "lá phổi xanh" của đất nước.

Nhân viên công ty tham dự trồng rừng trong một sự kiện mới đây.
Nhân viên công ty tham dự trồng rừng trong một sự kiện mới đây.

Những cánh rừng bạt ngàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ không khí trong lành, mát mẻ. Trong đó, rừng đặc dụng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên, là mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, và động góp quan trọng cho các nghiên cứu khoa học.

Với nỗ lực tái tạo lại rừng đặc dụng, L’Oréal Việt Nam đã ký kết thỏa thuận với Vườn quốc gia Cát Tiên chương trình hành động “Trồng rừng cho tương lai 2022 - 2027” với các giống cây gỗ quý như gõ đỏ, giáng hương, cẩm lai… và rừng ăn trái cho động vật hoang dã.

Những mảng xanh để giúp hấp thụ khí carbon, tiến gần đến mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050, góp phần vào mục tiêu chung Net Zero 2050 mà Chính phủ đã và đang đẩy mạnh.

Những cánh rừng bạt ngàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ không khí trong lành, mát mẻ.
Những cánh rừng bạt ngàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ không khí trong lành, mát mẻ.

Tổng Giám đốc L’Oreal Việt Nam Benjamin Rachow chia sẻ, mới đây, ngày 17/11, tại Đồng Nai, 200 nhân viên Công ty L’Oréal Việt Nam đã đến Vườn quốc gia Cát Tiên, huyện Nam Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai tiếp tục thực hiện cam kết ‘Trồng rừng cho tương lai” kéo dài 5 năm tại khu vực này.

Vườn quốc gia Cát Tiên là trung tâm đa dạng sinh học quan trọng, là nơi bảo vệ một trong những diện tích rừng mưa nhiệt đới theo mùa còn sót lại lớn nhất ở Việt Nam.

Cũng theo ông Rachow, hoạt động tái tạo rừng đặc dụng ngoài việc giúp hình thành các hệ sinh thái rừng để giữ lại hay hấp thụ lượng lớn carbon trong khí quyển, góp phần giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, còn giúp mở rộng khu vực cư trú cho nhiều loài thú quý hiếm trong tình trạng nguy cấp và bảo tồn động thực vật quý hiếm, tăng cường đa dạng sinh thái, giúp điều hòa tổng thể cho các tiểu vùng khí hậu và là nơi quan trọng để tiến hành các nghiên cứu khoa học quan trọng.

 

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Ngày cộng đồng L’Oréal Citizen Day được công ty tổ chức hàng năm cho nhân viên để thể hiện trách nhiệm công dân của mình, đóng góp vào việc khôi phục rừng đặc dụng, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực gây biến đối khí hậu tại Việt Nam.

"L’Oreal rất tự hào khi tham gia vào hoạt động tái tạo rừng, là một trong những mục tiêu hàng đầu của phát triển bền vững ở mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam" - ông Benjamin Rachow nói.

Xây dựng tương lai cho mọi sự sống (L’Oréal for The Future) là cam kết của Tập đoàn L’Oréal từ năm 2005 đến nay để góp phần giải quyết các vấn đề thách thức mà toàn cầu đang phải đối mặt. Quỹ tái tạo thiên nhiên từ L’Oréal đã hỗ trợ cho các chương trình Tái tạo thiên nhiên trên khắp toàn cầu với mục tiêu bảo tồn 1 triệu ha hệ sinh thái bị suy thoái và đến năm 2030 sẽ giúp lưu trữ và hấp thụ từ 15 - 20 triệu tấn khí phát thải nhà kính CO2.

Đây là hoạt động hàng năm nhằm thể hiện trách nhiệm và cam kết của doanh nghiệp nhằm tạo nên cái đẹp.
Đây là hoạt động hàng năm nhằm thể hiện trách nhiệm và cam kết của doanh nghiệp nhằm tạo nên cái đẹp.

Ngày cộng đồng L’Oréal Citizen Day được triển khai tại Việt Nam từ năm 2009, là hoạt động hàng năm của toàn bộ nhân viên L’Oréal để thể hiện trách nhiệm và cam kết tạo nên cái đẹp làm lay động thế giới của công ty thông qua các hoạt động đầy ý nghĩa như trồng rừng và bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong 5 năm từ 2010 - 2015, xây dựng nhà tình thương tại Hậu Giang...