Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trục lợi từ kẽ hở của chính sách

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Số liệu từ Tổng cục Hải quan công bố chiều ngày 5/9 cho thấy, từ 1/1/2009 đến 31/12/2012, 14 doanh nghiệp (DN) xăng dầu tạm nhập khẩu 9.992,8 ngàn tấn trị giá 7.397,5 triệu USD, song tái xuất chỉ 8.008,2 ngàn tấn trị giá 6.006,6 triệu USD, chênh lệch giữa tạm nhập và tái xuất là 1.984,5 ngàn tấn. Điều đó cho thấy, chính sách tạm nhập tái xuất hiện nay không có hiệu quả, tạo

Vào nhiều, ra ít

Theo Tổng cục Hải quan, riêng 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xăng dầu tạm nhập là 1.687.693 USD, tái xuất 1.167.671 USD.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, hàng tạm nhập, tái xuất không phải chịu thuế nhập khẩu. Nếu các lô hàng này chuyển kinh doanh nội địa sẽ phải nộp thuế như những trường hợp nhập khẩu về bán trong nước. Tuy nhiên, thuế suất được tính vào thời điểm tạm nhập, chứ không tính lúc DN chuyển hàng vào thị trường nội địa để bán. Vì vậy, họ sẽ hưởng lợi nếu thuế thời điểm bán cao hơn thời điểm nhập.

Trong khi đó từ đầu năm đến nay, thuế nhập khẩu xăng dầu cũng đã thay đổi tới 6 lần từ 0% lên 12%. Chỉ cần tính mức thuế nhập khẩu DN đầu mối lách được từ 2 - 6%, với giá xăng nhập khẩu thời gian qua, mỗi lít xăng dầu, đầu mối nhập khẩu kiếm được trên dưới 1.000 đồng. Số tiền trục lợi nhờ kẽ hở trong quy định tạm nhập, tái xuất trên lớn hơn nhiều so với số tiền DN đã nộp vào ngân sách.

Cũng theo ông Cẩn, các lô hàng xăng dầu tạm nhập, tái xuất được đầu mối nhập khẩu quay sang xin tiêu thụ nội địa đều có số lượng rất lớn, lên đến hàng ngàn tấn. Trong số này, đầu mối nhập khẩu xăng dầu đề nghị được chuyển sang tiêu thụ nội địa đến trên 80%. Thậm chí có nhiều lô hàng xin chuyển tiêu thụ nội địa toàn bộ khối lượng đã tạm nhập về.

Khó cho cơ quan quản lý

Hiện nay, các DN tạm nhập, tái xuất xăng dầu sang các thị trường lân cận và cung ứng cho một số đối tượng như tàu biển, tàu bay khai thác tuyến quốc tế, DN thuộc các khu chế xuất.

Trục lợi từ kẽ hở của chính sách - Ảnh 1

Các doanh nghiệp xăng dầu đã hưởng lợi lớn từ chính sách tạm nhập, tái xuất. Ảnh: Tú Oanh

Theo quy định của quốc tế, việc tạm nhập, tái xuất phải có hợp đồng. Nhưng quy định hiện nay của Việt Nam chỉ cần có một hợp đồng tạm nhập mà không cần hợp đồng tái xuất. Thứ hai, theo Công ước Kyoto về hàng hoá tạm nhập, tái xuất cần phải giữ nguyên không được thay đổi, trừ hao mòn tự nhiên. Trong khi đó, xăng dầu tạm nhập về Việt Nam được nhập theo lô lớn nhưng lại có thể tái xuất theo lô nhỏ. Cộng với việc không có quy định về kho chứa, ai có thể kiểm soát đường đi của các lô xăng dầu tạm nhập?

Tổng cục Hải quan thừa nhận, việc hợp thức hóa xăng dầu lậu qua con đường tạm nhập, tái xuất rất dễ, bởi chính sách của Nhà nước có những kẽ hở nhất định như: Thời gian hàng hóa được phép lưu trú tại Việt Nam từ 120 hay 180 ngày (nếu được gia hạn). Do đặc thù của xăng dầu tạm nhập về được đổ chung vào thùng chứa nên không thể phân biệt rành mạch hàng nào xuất đi, hàng nào tiêu thụ nội địa, thời gian tái xuất… Khi làm thủ tục tái xuất, việc kiểm tra cũng tùy từng lô hàng, vì có lô hàng được miễn kiểm tra.

Để ngăn chặn tình trạng này, Tổng cục Hải quan đề xuất Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thu ngắn thời gian hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất không quá 30 ngày, không cho phép gia hạn thời gian lưu tại Việt Nam; Tăng mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất như tự ý tiêu thụ nội địa hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu không đúng quy định, nếu quá thời hạn tái xuất 15 ngày, tờ khai tái xuất sẽ không còn giá trị. Những lô hàng như thế buộc phải mang về nơi xuất phát hoặc cho tiêu thụ nội địa phải nộp thuế ngay tại thời điểm đó. Bên cạnh đó, Nhà nước cần khống chế đối tượng được mua xăng dầu tạm nhập, tái xuất với các điều kiện thật cụ thể.

Trong số 13 DN đầu mối kinh doanh xăng, dầu có tới 9 DN nợ thuế nhập khẩu với số tiền 297 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nợ 130 tỷ đồng. Tính riêng loại hình tạm nhập, tái xuất, Petrolimex đã nợ hơn 82 tỷ đồng. Gần 50 tỷ đồng còn lại, là khoản nợ với loại hình nhập khẩu kinh doanh. Công ty TNHH 1 thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam với số tiền lên tới hơn 87 tỷ đồng.