Trực tiếp Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đây là sự kiện chính thức và quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện, hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Tới dự buổi Lễ có: Thủ tướng Phạm Minh Chính, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, các nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, khách quốc tế và nhân dân tỉnh Điện Biên.

Chương trình cụ thể gồm các hoạt động: Nghi lễ Chào cờ; Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm; Phát biểu của đại diện Chiến sĩ Điện Biên Phủ; Phát biểu của đại diện thế hệ trẻ; Nghi lễ trao Huân chương Độc lập Hạng Nhất cho tỉnh Điện Biên.
Sau Lễ mít tinh tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên sẽ là Lễ diễu binh, diễu hành của hơn 12.000 người với 4 lực lượng: Lực lượng pháo lễ, lực lượng Không quân bay chào mừng, lực lượng diễu binh, diễu hành, lực lượng đứng trên sân.
Chương trình Lễ diễu binh, diễu hành dự kiến bắt đầu bằng 21 loạt pháo trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó là phần trình diễn của 9 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay qua lễ đài.
Tiếp đó là phần trình diễn của Khối diễu binh (4 khối Nghi trượng, 24 khối quân đội, dân quân tự vệ, công an) và khối diễu hành (9 khối cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân, nông dân, tri thức, thanh niên, phụ nữ, khối các dân tộc Tây Bắc) và cuối cùng phần trình diễn của khối nghệ thuật.
Cách đây 70 năm trước, vào ngày 7/5/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp, bắt sống tướng chỉ huy De Castries, kết thúc thắng lợi trận quyết chiến chiến lược kéo dài suốt 56 ngày đêm.
Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" là một trong những đỉnh cao chói lọi, được ghi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ 20, buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva (7/1954), công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài 9 năm (1945-1954). Đồng thời, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia.

Các dân công hỏa tuyến kể chuyện tham gia phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ
Kinhtedothi - Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó có lực lượng dân công hỏa tuyến.

Hà Nội góp sức cùng Chiến thắng Điện Biên Phủ
Kinhtedothi - 70 năm trước, Hà Nội cùng “chia lửa” với chiến trường Điện Biên Phủ trên các mặt trận và hàng vạn người con của Hà Nội đã tham gia các lực lượng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Pháo hoa rực sáng cả bầu trời Điện Biên Phủ
Kinhtedothi - Nằm trong hoạt động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, màn bắn pháo hoa tầm cao diễn ra trong khoảng 15 phút làm rực sáng bầu trời thành phố Điện Biên Phủ.