Trung Quốc phát hiện hàng trăm cổ vật từ tàu đắm thời Minh

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hôm thứ Năm, cơ quan Di sản Văn hóa Quốc gia (NCHA) của Trung Quốc đã trục vớt hơn 900 cổ vật trên hai con tàu đắm từ hàng trăm năm trước trên biển.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ do tìm dưới đáy biển để khám phá các cổ vật tại sườn lục địa phía Tây Bắc ở độ sâu 1,5 km.

Họ cho rằng hai vụ đắm tàu này đều xảy ra vào Triều đại nhà Minh (1368-1644).

Hơn 900 bảo vật đã được trục vợt từ 2 con tàu đắm vào thời Minh. Ảnh: SCMP
Hơn 900 bảo vật đã được trục vợt từ 2 con tàu đắm vào thời Minh. Ảnh: SCMP

Hai địa điểm tìm thấy tàu đắm (tạm gọi là tàu số 1 và số 2) nằm cách TP Tam Á 150 km về phía Đông Nam. Chúng được phát hiện vào tháng 10/2022 bởi các thủy thủ từ một tàu ngầm do thám có người lái.

Trong cuộc họp báo vào hôm thứ Năm, NCHA cho biết đã trục vợt 890 cổ vật, bao gồm đồ sứ, đồ gốm và đồng xu tại con tàu đắm số 1. Các nhà nghiên cứu cho biết đã xác định hơn 10.000 cổ vật đang bị vùi lấp tại địa điểm này.

Theo các nhà nghiên cứu, hàng hóa trên tàu có nguồn gốc từ Trung tâm gốm sứ Cảnh Đức Tân và chủ yếu dành cho xuất khẩu.

Trong khi đó, tổng cộng có 38 hiện vật được trục vớt từ con tàu bị đắm số 2, bao gồm các khúc gỗ mun từ khu vực Ấn Độ Dương, đồ sứ, đồ gốm, vỏ sò và gạc.

Theo một bài báo được xuất bản vào ngày 10/2023 trên Nhật báo Quảng Minh, con tàu bị chìm khi đang trên đường quay trở lại Trung Quốc.

Phó Giám đốc NCHA Guan Qiang cho biết: “Việc phát hiện 2 con tàu bị đắm là minh chứng quan trọng về hoạt động giao thương và văn hóa trải dài hàng trăm năm dọc theo Con đường tơ lụa trên biển”.

Trung tâm Khảo cổ Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và một bảo tàng địa phương ở Hải Nam đã sử dụng cả tàu lặn có người lái và không người lái để thăm dò các địa điểm tàu đắm này.

Theo đài truyền hình nhà nước CCTV, các nhà khoa học đã sử dụng các cánh tay điều khiển gắn ở tàu lặn để trục vớt các cổ vật và thu thập trầm tích dưới đáy biển.

Một máy quét laser 3D và camera độ phân giải cao cũng được sử dụng để ghi lại vị trí các khu vực có tàu bị đắm.

NCHA khẳng định những phát hiện này là thành tựu quan trọng của ngành khảo cổ học dưới nước của Trung Quốc.