Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trung Quốc: Thỏ Ngọc trên mặt trăng đã “ra đi”

Kinhtedothi - Robot tự hành mang tên Thỏ Ngọc của Trung Quốc đã tạm biệt vũ trụ sau 31 tháng khám phá mặt trăng.
Tháng 12/2013, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ “Hằng Nga 3” để đưa robot tự hành Thỏ Ngọc (Jade Rabbit) lên mặt trăng. Sự kiện này thêm Trung Quốc vào danh sách quốc gia thứ 3 trên thế giới khám phá mặt trăng, sau Nga và Mỹ.

Được thiết kế để tồn tại chỉ trong 3 tháng, nhưng robot tự hành này đã hoạt động trong suốt hơn 2 năm, dài hơn robot Lunokhod 1 của Nga năm 1970 (chỉ tồn tại 11 tháng). Mục tiêu của Thỏ Ngọc là trở thành “đại diện” đầu tiên của Trung Quốc đáp lên mặt trăng, và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu “chị Hằng”.
Tháng 12/2013, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ “Hằng Nga 3” để đưa robot tự hành Thỏ Ngọc (Jade Rabbit) lên mặt trăng.
Tháng 12/2013, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ “Hằng Nga 3” để đưa robot tự hành Thỏ Ngọc (Jade Rabbit) lên mặt trăng.
Theo Viện nghiên cứu các hệ thống hàng không vũ trụ và kỹ thuật Thượng Hải, robot tự hành Thỏ Ngọc có khối lượng 120 kg, có thể leo lên dốc nghiêng 30 độ và di chuyển với tốc độ 200 m/h. Nó có màu vàng, 6 bánh, 4 camera và hai chân cơ khí để thu thập các mẫu đất trên mặt trăng.
Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, tài khoản của robot này có hơn 600.000 người theo dõi, và liên tục được cập nhật với những thông tin khám phá mới.

Tuy nhiên, cơ quan vũ trụ Trung Quốc hôm qua (4/8) vừa tuyên bố “chú thỏ” Ngọc đã “ra đi” (ngừng hoạt động) và cùng với đó là sự tiếc thương của cộng đồng mạng Trung Quốc.
Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, tài khoản của Thỏ Ngọc thường đăng tải hoạt hình minh họa hoạt động trên mặt trăng.
Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, tài khoản của Thỏ Ngọc thường đăng tải hoạt hình minh họa hoạt động trên mặt trăng.
“Tạm biệt Thỏ Ngọc, hy vọng em sẽ có một giấc mơ tràn đầy cà rốt. Chúng tôi tất cả đều tự hào vì em”, một tài khoản Weibo khẳng định. "Tôi không hiểu sao lại cảm thấy buồn như vậy. Dù sao đó cũng chỉ là cỗ máy thôi mà”, một người dùng khác cho biết.

Robot tự hành Thỏ Ngọc tham gia khám phá mặt trăng cùng với 60 xe tự hành khác của Nga và Mỹ.

Trung Quốc có phi hành gia lần đầu tiên vào không gian năm 2003 và kể từ đó đã có thêm nhiều bước tiến, bao gồm triển khai một trạm thí nghiệm không gian trên vũ trụ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

09 May, 07:31 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, xã cùng các doanh nghiệp, tiểu thương, người dân trên địa bàn.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ