Kinhtedothi – Chiều 25/1, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn, ông Hồ Tấn Minh - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh đã thông tin về tình hình hoạt động của Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders.
Theo ông Hồ Tấn Minh, chi nhánh Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax (Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders) được cấp phép thành lập và hoạt động giáo dục đối với 41 cơ sở từ năm 2016.
Từ lúc thành lập đến trước đại dịch Covid-19, hoạt động tương đối ổn định với số học viên là 11.295 người, số lượng giáo viên là 542 người. Sau dịch Covid-19, ngày 20/4/2023 Sở GĐ&ĐT TP Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của hầu hết cơ sở của Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders với lý do “Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục”.
Phụ huynh học sinh tập trung tại Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên đường Phan Xích Long (phường 2, quận Phú Nhuận) để đòi lại tiền đã nộp.
Do đó, hiện tại chỉ còn 2 cơ sở hoạt động, gồm: Trung tâm ngoại ngữ Apax Leaders 15, ở số 491 Hậu Giang (phường 11, quận 6) và Trung tâm ngoại ngữ Apax Leaders 05, ở số 31 Phan Xích Long (phường 2, quận Phú Nhuận).
Cũng theo ông Hồ Tấn Minh, hiện nay Sở GD&ĐT tiếp tục giám sát việc đảm bảo chất lượng chuyên môn tại 2 trung tâm còn lại. Đồng thời, phối hợp với Cục thuế TP và Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP nắm tình hình thực hiện các nghĩa vụ (nộp thuế, đóng BHXH) của 2 trung tâm nêu trên. Kết quả rà soát sẽ được thông báo đến người dân sau khi Sở GD&ĐT tổng hợp đầy đủ thông tin phản hồi từ các cơ quan chức năng có liên quan.
Trước đó vào ngày 26/12/2023, chi nhánh Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax có báo cáo đã trả 14.277.542.472 đồng. Đơn vị đề xuất phương án dùng 20% lợi nhuận từ doanh thu phân bổ tại các trung tâm đang hoạt động để hoàn trả học phí cho học viên muộn nhất vào tháng 10/2024. Hiện nay đơn vị còn nợ lương giáo viên và nhân viên và tiền thuê mặt bằng.
“Sở GĐ&ĐT đã nhiều lần mời đại diện chi nhánh Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax lên làm việc và đề nghị nhà đầu tư phải cam kết thực hiện đúng tiến độ hoàn học phí cũng như đảm bảo chất lượng giáo dục đối với các trung tâm đã cấp phép. Đồng thời, hướng dẫn phụ huynh học sinh liên hệ cơ quan chức năng có liên quan giải quyết theo thẩm quyền”, ông Hồ Tấn Minh – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết thêm.
Kinhtedothi – Đến năm 2025, TP Hồ Chí Minh có 12% dân số đạt trình độ Đại học, và đạt 15% đến năm 2030. Đây là một trong nhiều nội dung nằm trong chiến lược phát triển giáo dục TP từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Kinhtedothi - Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” năm 2024, được tổ chức tại đường Nguyễn Văn Của – Bến Bình Đông (phường 13 và 14, quận 8 – TP Hồ Chí Minh). Năm nay, có 654 sạp kinh doanh, trong đó có 604 sạp bán hoa, cây kiểng; 50 sạp bán trái cây, rau, củ quả…
Kinhtedothi - Ngày 23/1, Thành ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều đoàn đi thăm hỏi, chúc Tết các đơn vị quân đội, gia đình chính sách tại một số địa phương.
Kinhtedothi - Lê Hoàng Kiều Anh, lớp 12 chuyên sinh, Trường THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam vừa trở thành một trong bốn thành viên chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Sinh học quốc tế 2025. Nữ sinh sở hữu bảng thành tích đáng nể, có niềm đam mê đặc biệt với môn sinh và ước mơ trở thành bác sĩ.
Kinhtedothi – Viện Đào tạo số và Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) – đơn vị tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực HSA vừa đưa ra một số khuyến nghị về việc sử dụng kết quả thi HSA để xét tuyển đại học năm 2025.
Kinhtedothi – Học sinh lớp 9 đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 THPT công lập, năm học 2025 – 2026. Bên cạnh việc cân nhắc nguyện vọng, tìm hiểu kỹ về khu vực tuyển sinh, thí sinh cần nắm rõ công thức tính điểm thi lớp 10 THPT công lập và THPT chuyên.
Kinhtedothi – Tại Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập, thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng (NV) đi kèm mã số của từng trường. Để thuận tiện cho học sinh, Sở GD&ĐT đã công bố danh sách mã số này chia theo 12 khu vực tuyển sinh (KVTS).
Các chuyên viên tư vấn tâm lý như những “vitamin hạnh phúc”. Đây là chất xúc tác giúp gắn kết Ban Giám hiệu, giáo viên, học sinh và phụ huynh, từ đó chăm sóc sức khỏe tâm lý học đường một cách hiệu quả.