Trường top dưới căng mình chống ảo

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong khi các trường top đầu đưa ra mức điểm xét tuyển cao để lựa chọn thí sinh (TS) có chất lượng, thì nhiều trường top giữa và thấp hơn đang tìm mọi cách chống trúng tuyển ảo.

Ảo lên tới 50%?

Nhiều chuyên gia dự đoán, với quy định đợt xét tuyển đầu tiên, mỗi TS được đăng ký 2 trường, mỗi trường tối đa 2 nguyện vọng, mức độ ảo sẽ lên tới 50%. Là bởi TS điểm cao thường trúng cả 2 trường. Quyết định chọn học trường nào rồi, TS mới nộp giấy báo kết quả thi, vì thế các trường luôn ở tình thế bị động, phải ngồi chờ TS đến nhập học mới chắc chắn số lượng tuyển được.
Hướng dẫn thí sinh và phụ huynh nộp hồ sơ ứng tuyển tại Đại học GTVT Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Hướng dẫn thí sinh và phụ huynh nộp hồ sơ ứng tuyển tại Đại học GTVT Hà Nội.            Ảnh: Công Hùng
Chia sẻ về tình trạng ảo, ông Lê Quốc Hạnh – nguyên Trưởng phòng Đào tạo Đại học (ĐH) Hà Nội khá lạc quan: “Tôi nghĩ nên coi việc đỗ ảo là bình thường, thậm chí coi như ưu điểm. Bởi khi chúng ta muốn tạo cơ hội cho người học, là người trong cuộc mình phải chấp nhận sự ảo ấy. Vì thế chúng ta hãy nhận nó
Yêu cầu trường top trên quy định điểm xét tuyển sát dự kiến

Nhiều trường ĐH top trên thông báo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển có mức điểm từ 15, đã khiến các trường top dưới gặp khó khăn. Lý do bởi TS tưởng đây là điểm chuẩn vào trường nên đổ xô nộp hồ sơ vào trường top trên. Trước hiện tượng này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã lưu ý TS tham khảo điểm chuẩn vào các ngành/trường yêu thích để quyết định nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển phù hợp với kết quả thi. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng vừa đề nghị các trường top trên trong đợt xét tuyển bổ sung quy định ngưỡng điểm xét tuyển gần với điểm chuẩn dự kiến hơn để tránh gây hiểu lầm cho TS. (Hồng Thủy)
một cách nhẹ nhàng”. Nhiều năm làm công tác tuyển sinh, ông Hạnh cho biết, tình trạng ảo giảm dần mỗi năm. Với việc quy định TS nộp hồ sơ vào không được rút ra, các trường không thông tin danh sách TS đăng ký, mùa tuyển sinh này sẽ không nhốn nháo như năm trước. “Số lượng trường, ngành đã được chốt cố định từ đầu, hiện tượng ảo được lường trước. Về lâu dài sẽ không bao giờ xử lý triệt để được ảo khi tạo cho TS sự lựa chọn rộng mở” - ông Hạnh khẳng định. Trong khi đó, nguyên Phó Giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông Lê Hữu Lập cho rằng, giảm ảo cực kỳ khó khăn. TS đăng ký vào một trường thì đương nhiên trường đó biết, nhưng nhà trường cũng cần biết TS ấy đăng ký vào trường nào nữa, rồi phân tích mức điểm của từng em xem khả năng cao sẽ học trường nào. Tất nhiên, phần lớn TS sẽ lựa chọn trường có thương hiệu, vì thế nhà trường phải có tính toán để loại trừ TS trúng tuyển ở trường thương hiệu cao hơn mình.

Gọi dư để giảm ảo

Để chống ảo, nhiều trường chọn giải pháp gọi TS quá chỉ tiêu đăng ký vài chục phần trăm, thậm chí gấp rưỡi để trừ hao. Ông Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội thừa nhận, nhà trường cũng làm theo cách này để giảm ảo; nhưng có những ngành mạnh như Công nghệ may, Công nghệ sợi dệt, lượng TS đến đạt 80 – 90% nên trường gọi dư ít. Các ngành khác ảo nhiều hơn, trường gọi tăng khoảng 40% để khi TS đến nhập học vừa đủ chỉ tiêu. Nhà trường hy vọng tuyển đủ 500 chỉ tiêu ĐH ở đợt xét tuyển đầu tiên, còn hệ cao đẳng sẽ tuyển nguyện vọng bổ sung. Ông Cao Quốc An – Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Lâm nghiệp thì cho hay, với những ngành có số hồ sơ đăng ký lớn hơn chỉ tiêu, nhà trường vẫn phải gọi dư vì dự đoán tỷ lệ trúng tuyển ảo - thật là 50 – 50. Nếu gọi đúng chỉ tiêu, TS đến không đủ, Hội đồng tuyển sinh của trường lại phải nghiên cứu, xem xét gọi thêm sẽ rất mệt. Tuy nhiên, có ngành lấy 20 chỉ tiêu, lấy điểm trúng tuyển 15 thì chỉ cần gọi 22 em là vừa, bởi những em có mức điểm ngang sàn của Bộ GD&ĐT sẽ ít cơ hội đi nơi khác. Ông An cho rằng, các trường phải căn cứ vào điều kiện thực tế xem số lượng hồ sơ TS nộp có điểm thế nào để tính toán. "Ở trường có những TS trên 20 điểm nộp hồ sơ, tôi nghĩ họ muốn “chống cháy” chứ trúng tuyển cũng không học. Vì thế, tùy theo từng ngành để tính toán gọi vượt lên bao nhiêu phần trăm so với chỉ tiêu đăng ký" - ông An phân tích.

Câu chuyện lọc ảo đối với những trường ngoài công lập khó khăn bấy lâu lại được chủ động từ trước. Ngay từ tháng 3, nhiều trường đã cử cán bộ đến nhiều trường THPT ở các tỉnh để giới thiệu về trường, ngành nghề đào tạo, khả năng xin việc; đồng thời thăm dò nguyện vọng học sinh muốn vào học ở trường để chuẩn bị cho việc xét tuyển. Đúng như ông Đặng Ứng Vận - Hiệu trưởng ĐH Hòa Bình nhận định: “Phương án duy nhất là tiếp xúc được với TS sớm thông qua thư điện tử, điện thoại, gặp trực tiếp để biết các em có nguyện vọng đăng ký vào trường mình. Với chúng tôi, vấn đề trúng tuyển ảo không ngại lắm, bởi chắc chắn nhà trường phải xét tuyển đến đợt cuối cùng”.