Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ chỉ thị đến hành động: Quảng Ninh quyết liệt bảo vệ an toàn cho trẻ em và du khách

Kinhtedothi- Không chỉ riêng Quảng Ninh, đuối nước là hiểm họa mùa hè hiện hữu ở nhiều địa phương. Với đặc thù tỉnh biển, lượng du khách đông và nhiều khu vực sông, suối, đập nước, việc quản lý an toàn càng cần quyết liệt hơn. Những vụ việc đau lòng vừa qua là bài học cảnh tỉnh để mỗi người dân chủ động nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng tránh đuối nước.

Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH sử dụng lưới quét dưới tầng đáy để tìm kiếm nạn nhân bị đuối nước tại huyện Hải Hà.

Trước nguy cơ tai nạn đuối nước gia tăng trong mùa hè, nhất là khi lượng du khách và người dân tắm biển tăng cao, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 28/4/2025 chỉ đạo việc tăng cường quản lý, triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, người dân và du khách trên địa bàn tỉnh. Công an tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng Công an toàn tỉnh triển khai các biện pháp, giải pháp phòng chống sự cố, tai nạn đuối nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao...

Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn đuối nước gây thương vong về người. Điển hình là vụ đuối nước xảy ra ngày 18/4/2025 tại thành phố Móng Cái làm 2 du khách tử vong và gần đây nhất là vụ 7 học sinh bị lũ cuốn xảy ra ngày 21/5/2025 tại huyện Hải Hà làm 4 trẻ em mất tích, đến chiều 23/5/2025, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đã phối hợp với các lực lượng tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng.

Sự việc đau lòng một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn trẻ em trong mùa mưa lũ, đặc biệt tại các khu vực sông, suối, đập, hồ chứa - nơi tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao nếu không có sự giám sát chặt chẽ của người lớn.

Để hạn chế các sự cố, tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra, nhất là đối với trẻ em, học sinh, cần lưu ý một số biện pháp phòng tránh sau:

Nhắc nhở không để các em vui chơi tại các khu vực ao, hồ, sông, suối có mực nước lớn, trơn trượt. Không cho các em tự ý đi tắm biển, sông, suối, ao, hồ, khu vực nước sâu mà không có người lớn trông coi; không để trẻ dưới 6 tuổi tự tắm trong bồn tắm.

Làm rào chắn quanh ao, hồ nước, rãnh nước gần nhà nơi trẻ dễ tiếp cận và có nguy cơ bị đuối nước. Đặt biển cảnh báo ở những nơi có nguy cơ gây đuối nước (hồ, ao, mương, máng, sông, ngòi, vùng nước xoáy…). Sử dụng nắp đậy bằng vật liệu cứng, an toàn cho bể nước, giếng khơi, dụng cụ chứa nước (lu nước, thùng nước,…).

Thường xuyên nhắc nhở trẻ em về các biện pháp phòng tránh đuối nước ở các tình huống thường gặp tại môi trường mà các em đang sinh sống, dạy cho trẻ nhận biết những khu vực có nguy cơ bị đuối nước.

Mỗi gia đình phải chủ động trong việc cho các em học kỹ năng bơi, ngay từ khi còn nhỏ, nhất là các em sinh sống gần các khu vực ao, hồ, sông, suối.

Luôn tuân thủ nguyên tắc an toàn khi lên, xuống các phương tiện giao thông đường thủy (đò, tàu, thuyền, ghe,…) theo hướng dẫn của chủ phương tiện hoặc bảng chỉ dẫn tại bến. Luôn ghi nhớ khi lên phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao và quan sát vị trí các thiết bị cứu sinh để chủ động sử dụng khi không may gặp sự cố.

Trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống đuối nước, cứu người bị đuối nước và các kỹ năng sơ cấp cứu. Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng thời, cần nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần, dây nịt…

Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối nước.

Trường hợp người cứu nạn biết bơi, hãy sử dụng phao hoặc các vật thể nổi khác để bơi ra gần nạn nhân. Nếu người đuối nước còn tỉnh táo thì ra hiệu cho nạn nhân bám vào phao rồi sau đó vừa bơi vừa kéo phao đưa nạn nhân vào bờ.

Trường hợp nạn nhân đã đuối sức, người cứu nạn nên tiếp cận nạn nhân từ phía sau, đưa phao (hoặc vật thể nổi) ra phía trước mặt nạn nhân, dùng 2 tay luồn dưới 2 nách nạn nhân từ sau ra trước và bám vào phao đã đặt phía trước, giữ cho đầu nạn nhân nổi và sau đó bơi ngửa đưa nạn nhân vào bờ. Sơ cứu nạn nhân trong trường hợp nguy cấp và gọi điện cho lực lượng cấp cứu 115.

Quảng Ninh: 7 học sinh bị lũ cuốn trôi

Quảng Ninh: 7 học sinh bị lũ cuốn trôi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện quy định mới về tiền lương, thù lao, tiền thưởng từ 15/7/2025

Thực hiện quy định mới về tiền lương, thù lao, tiền thưởng từ 15/7/2025

24 May, 06:18 AM

Kinhtedothi – Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 07/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao tiền thưởng đối với các tổ chức theo quy định tại khoản 5 và khoản 8 Điều 34 Nghị định số 44/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong DN Nhà nước.

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong mùa mưa bão

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong mùa mưa bão

24 May, 06:17 AM

Kinhtedothi – Cục Việc làm – Bộ Nội vụ vừa ban hành công văn số 511/CVL-KTKS gửi Sở Nội vụ các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư về việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong mùa mưa bão.

Thái Bình chủ động ứng phó với mưa lớn

Thái Bình chủ động ứng phó với mưa lớn

23 May, 06:38 PM

Kinhtedothi - Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự Công an tỉnh Thái Bình vừa ban hành Công điện số 1 về việc chủ động ứng phó với mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Hơn 300 vận động viên tham gia chung kết Hội thi Thể thao nghiệp vụ chữa cháy tại Hà Nội

Hơn 300 vận động viên tham gia chung kết Hội thi Thể thao nghiệp vụ chữa cháy tại Hà Nội

23 May, 05:13 PM

Kinhtedothi - Vòng chung kết Hội thi Thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong Chương trình Đại hội khỏe “Vì An ninh Tổ quốc” lần thứ IX năm 2025 đã lựa chọn ra 320 vận động viên của 18 đội tuyển thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH của công an các tỉnh, TP trên cả nước tham gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ