[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 1

Định vị để đất nước bước vào kỷ nguyên mới chính là những thành tựu đạt được sau 40 năm đổi mới. Cùng với cả nước, Hà Nội cũng đang bừng sáng lên với một tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới, tạo thế và lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 2

Trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (20/9/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, Trung ương đã thống nhất đánh giá: với thế và lực đã tích lũy được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết và văn kiện Đại hội XIV phải đề ra được định hướng chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, lấy nguồn lực nội sinh, nguồn lực con người là nền tảng, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế phát triển (ngày 1/12/2024), Tổng Bí thư chỉ rõ, từ sau Hội nghị Trung ương đến nay, cả hệ thống chính trị đã có những chuyển động mạnh mẽ, vận hành với tinh thần mới, vận tốc mới nhằm tạo ra những động lực mới, hiệu năng mới cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Trong khoảng thời gian trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã làm việc rất khẩn trương, tiến hành hơn 10 phiên họp cho ý kiến giải quyết gần 100 vấn đề lớn theo thẩm quyền, trong đó tháo gỡ cơ bản những tồn đọng, vướng mắc và giải quyết nhiều vấn đề mới phát sinh. Quốc hội - Chính phủ - Trung ương MTTQ Việt Nam đã phối hợp triển khai rất quyết liệt, nhịp nhàng để tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt, rào cản gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân...

“Những việc làm trên bước đầu đã tạo sinh lực mới cho nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, trước mắt là phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của năm 2024 và năm 2025, tạo đòn bẩy để bứt phá, hoàn thành toàn bộ các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra”- Tổng Bí thư nói.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 3

Nhiều nhà nghiên cứu cũng nhận định, những kết quả đạt được qua 40 năm đổi mới là nền tảng và điều kiện quan trọng để Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược, bước vào giai đoạn phát triển mới, giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Theo PGS. TS Vũ Văn Phúc (Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương), nhìn vào vào những con số thống kê cho thấy, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Quy mô nền kinh tế năm 2023 tăng gấp 96 lần so với năm 1986, đạt 430 tỷ USD, đứng thứ 35 trên thế giới, đứng thứ 5 trong ASEAN; GDP bình quân đầu người đạt gần 4.300 USD, gấp 58 lần sau ba thập kỷ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% (theo chuẩn cũ) năm 1993 xuống còn 2,93% (theo chuẩn nghèo đa chiều với tiêu chí cao hơn trước) năm 2023. Cùng với đó, năng suất lao động liên tục tăng, giai đoạn 2016-2020 tăng 6,05%, 2021-2023 tăng 8,94%. Tăng trưởng dựa nhiều hơn vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Mức đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế ngày một lớn hơn, giai đoạn 2011-2015 là 34,75%, giai đoạn 2016-2020 là 46,04%, giai đoạn 2021-2023 là 37,61%.

Những con số “biết nói” này đã minh chứng cho thực tiễn phát triển của đất nước. Từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay, trong bối cảnh khó khăn bởi tác động của đại dịch Covid -19…, nhưng "vượt qua cơn gió ngược", kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng khá cao và giữ được đà khởi sắc ổn định, trở thành một điểm sáng về sự ổn định, phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh thế giới gặp nhiều khó khăn, bất ổn, biến động vượt ngoài dự đoán.

Tăng trưởng cả năm 2024 ước đạt trên 7%, thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, được nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32/193, tăng 1 bậc so với năm 2023. Chỉ số phát triển bền vững (SDGs) của Việt Nam năm 2024 xếp thứ 54/166, tăng 1 bậc so với năm 2023. Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới (tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký hơn 24,8 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ; vốn FDI thực hiện ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9%, cao nhất từ năm 2021 đến nay). Con số này phản ánh môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 4

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả rõ nét; khởi công đồng loạt nhiều dự án cao tốc, các công trình hạ tầng trọng điểm như Cảng hàng không quốc tế Long Thành; cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025; 3 dự án trục Đông – Tây; đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh… Đồng thời, đưa vào sử dụng nhiều dự án trọng điểm, phát huy hiệu quả thực tiễn. Các thành phố phát triển theo mục tiêu đô thị hiện đại, văn minh, thông minh và đáng sống; nông thôn khởi sắc cùng chương trình xây dựng nông thôn mới. Thành quả phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại những thay đổi rõ nét cho đất nước, lan tỏa mạnh mẽ, nâng cao mức sống, chất lượng sống của người dân trên mọi miền Tổ quốc.

Tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội khóa XV đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Đây là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, quốc phòng, an ninh, xã hội và môi trường.

“Đây không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng, tinh thần đổi mới và hành động quyết liệt, sẵn sàng vượt qua thách thức đề mở ra cơ hội lớn cho đất nước....”- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nói.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 5

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, đổi mới là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Chúng ta đã trở thành một đất nước có vị thế trên trường quốc tế, khiến bất cứ người Việt Nam nào cũng không thể không tự hào. Việt Nam không chỉ khẳng định vai trò quan trọng khi là bộ phận quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế lớn mà còn đã và đang đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào những vấn đề chung của quốc tế. Đồng thời, là điểm đến, nơi tổ chức của nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của khu vực và thế giới…  

Có thể nói rằng, sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên khi chúng ta đã bước vào “sân chơi” lớn. Hệ số tín nhiệm quốc gia và vị thế, uy tín quốc tế không chỉ là niềm tự hào lớn lao, còn tạo thời cơ, vận hội mới, nền tảng để Việt Nam tiếp tục đi tới thịnh vượng với các dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước vào năm 2030 và 2045. Những thành tựu đã đạt được chính là điểm tựa, là hành trang, động lực để đất nước cất cánh.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 6

Trao đổi tại lớp Bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định, những thành tựu vĩ đại đạt được sau 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, giúp Việt Nam tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo.

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, đây cũng là thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước. Sự biến chuyển có tính thời đại đem đến thời cơ, thuận lợi mới, đồng thời cũng có nhiều thách thức, trong đó mặt thách thức nổi trội hơn và thời cơ mới còn có thể xuất hiện trong khoảnh khắc giữa những thay đổi đột biến trong cục diện thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, phát triển vượt bậc.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 7

 

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 8

Nhìn từ TP Hà Nội – Thủ đô của cả nước có thể thấy rõ sự thay đổi lớn về diện mạo, kinh tế, ngoại giao, đời sống người dân… Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, là điểm tựa quan trọng trong việc ổn định chính trị, bảo vệ an ninh đất nước và xây dựng mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác. Trong mỗi giai đoạn phát triển có tính bước ngoặt (thời kỳ đổi mới đất nước, đô thị thông minh, chuyển đổi số…) hay tình huống khó khăn (suy thoái kinh tế, đại dịch Covid-19…), TP Hà Nội đều có những mô hình, cách làm mới mang tính đột phá, sáng tạo, trở thành nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo cho các địa phương khác.

Với tinh thần không ngừng đổi mới tư duy và hành động, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, TP Hà Nội đã bám sát quan điểm chỉ đạo, đi đầu và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết của T.Ư vào thực tiễn, trong đó có những nghị quyết đặc biệt quan trọng với Hà Nội như Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020”, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, cùng cả nước tạo nên những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, đặc biệt là trong 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 9

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội đã thu hút được hơn 45 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với hàng nghìn dự án đầu tư vào các lĩnh vực then chốt. Hà Nội tiếp tục thúc đẩy việc phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các dự án đầu tư về công nghệ hiện đại, làm nền tảng cho phát triển kinh tế số.

Với mục tiêu trở thành một đô thị thông minh, hiện đại và bền vững trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, TP tiếp tục đầu tư xây dựng nền tảng chính quyền số, phát triển kinh tế số và công nghiệp công nghệ cao; xây dựng xã hội số và văn hóa số, phát triển hạ tầng giao thông thông minh nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, tạo các nền tảng cho thành phố thông minh. Đồng thời, Hà Nội đang tập trung tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng số, hình thành dữ liệu lớn, phát triển các ứng dụng công nghệ mới; đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng số cho người dân xây dựng xã hội số, xã hội thông minh.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 10

Thủ đô Hà Nội an ninh, an toàn, tràn sức sống có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong, ngoài nước và các nhà đầu tư quốc tế. Tăng cường liên kết với các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm trong nước; cùng với quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thành phố, thủ đô của các nước, quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Từ đầu nhiệm kỳ khóa XVII đến nay, trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn lực, cũng như định hướng phát triển bền vững, sự ra đời của những công trình giao thông lớn, quan trọng như các đường sắt đô thị trên cao (đã đưa vào vận hành đường sắt đô thị tuyến 2A Cát Linh – Hà Đông và tuyến số 3 Nhổn - ga Hà Nội), các cây cầu hiện đại, hình thành các khu đô thị, tuyến phố kiểu mẫu…. Các công trình đã nâng tầm vóc, diện mạo đô thị của Thủ đô, đưa Hà Nội trở thành một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới với diện mạo ngày càng văn minh, hiện đại, năng động, sáng tạo.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 11

Hà Nội luôn đi đầu cả nước về phong trào văn hóa, là thành phố đầu tiên của Việt Nam tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO. Các giá trị văn hóa được phát huy, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng vươn lên của mỗi người dân Thủ đô.

Nhiều ý kiến khẳng định, Thủ đô Hà Nội đang ngày càng hội tụ nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển và là một cực tăng trưởng của vùng đồng bằng Sông Hồng và của cả nước. Trong quá trình phát triển, Hà Nội luôn giữ vị thế là cực tăng trưởng kinh tế lớn nhất của vùng đồng bằng Sông Hồng và của cả miền Bắc. Tuy nhiên, tình hình mới cũng tiếp tục đặt ra cho Thủ đô Hà Nội không ít cơ hội rộng mở và thách thức mới. Đòi hỏi Hà Nội phải vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội để tiếp tục phát triển, thực sự đóng vai trò là động lực, khởi tạo và dẫn dắt sự phát triển của Vùng và của cả nước.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 12

Với những dấu ấn đã được xác lập, tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo, TP Hà Nội cùng cả nước đã thiết lập, định vị cơ sở vững chắc để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 13

(Còn nữa)

[“Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” - hiện thực khát vọng vươn mình] Bài 2: “Hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh - Ảnh 14

06:15 03/12/2024