Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tưởng nhớ người làm rạng danh nghề thêu Việt Nam

D.Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Để tưởng nhớ công ơn của Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành - người đã làm rạng danh nghề thêu Việt Nam, ngày 17/7/2024 (tức ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thìn), UBND phường Hàng Gai tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 363 năm ngày hóa ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành (1661-2024).

Lễ dâng hương kỷ niệm 363 năm ngày hóa ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành (1661-2024).
Lễ dâng hương kỷ niệm 363 năm ngày hóa ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành (1661-2024).

Lê Công Hành là một quan lại thời Hậu Lê với nhiều giai thoại hiển hách. Ông được xem là người có công đặt nền móng cho nghề thêu từ khởi nguyên. Nhờ công sức của mình, ông tạo ra một ngành nghề thêu thủ công truyền thống và truyền lại mãi về sau cho Nhân dân. Nhớ công ơn của ông mà người ta tôn ông là ông tổ và thờ cúng hằng năm.

Lê Công Hành nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học và có nhiều công sức trong xây dựng nước. Ông được cử đi làm sứ thần bên Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm. Tại đây, ông đã phát huy tốt về khả năng của mình, mang về một nghề cực kỳ giá trị cho người dân Việt Nam. Do lập được nhiều công trạng, ông được triều đình ban cho Kim tử Vinh Lộc Đại phu, chức Tả thị lang bộ Công, tước Thanh Lương hầu, được vua ban quốc tính. Do đó mà ông có tên Lê Công Hành.

Những truyền thuyết về ông vẫn mãi được lưu truyền cho tới ngày nay. Lê Công Hành đã tạo lên những câu chuyện đầy sức hấp dẫn về trí thông minh của mình. Người dân Việt Nam biết ơn và ghi nhớ công ơn mà ông đã dành cho dân tộc.

Bí thư Quận ủy Hoàn KiếmVũ Đăng Định nghe giới thiệu sách Danh nhân ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành.
Bí thư Quận ủy Hoàn KiếmVũ Đăng Định nghe giới thiệu sách Danh nhân ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành.

Hiện nay, đình Tú Thị ở số nhà 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi thờ cụ Tổ nghề thêu Lê Công Hành, người có nhiều công lao trong việc sáng tạo và phát triển nghề thêu ở nước ta.

Đình có tên nôm là "Đình Chợ Thêu", tên chữ là "Tú Đình Thị" nghĩa là "Chợ đình Thợ Thêu". Trước đây, ngôi đình từng là nơi buôn bán, trao đổi các mặt hàng thêu. Đình Chợ Thêu được người dân Quất Động (huyện Thường Tín - Hà Nội) đến tụ cư tại kinh thành Thăng Long xây dựng vào năm 1891 (triều nhà Nguyễn), để thờ cụ Tổ nghề thêu là Lê Công Hành.

Để tưởng nhớ công ơn của Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành - người đã làm rạng danh nghề thêu Việt Nam, ngày 17/7/2024 (tức ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thìn), UBND phường Hàng Gai tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 363 năm ngày hóa ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành (1661-2024).

Lễ dâng hương là một trong những hoạt động thuộc Ðề án "Tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm", nhằm khôi phục và phát huy lễ hội truyền thống, qua đó tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hóa phi vật thể quý báu của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.

Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Khánh; Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long trải nghiệm sản phẩm lụa tơ tằm.
Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Khánh; Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long trải nghiệm sản phẩm lụa tơ tằm.

Dịp này, UBND phường Hàng Gai tổ chức trưng bày giới thiệu sách Danh nhân ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành. Cuốn sách được biên soạn bởi các nhà khoa học là những trí thức tên tuổi chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn. Nội dung cuốn sách gồm 5 chương lớn 41 chương nhỏ chủ yếu viết về thân thế cuộc đời và sự nghiệp của ông tổ nghề thêu Lê Công Hành.

Cũng nhân dịp này, UBND phường Hàng Gai phối hợp với Công ty TNHH thiết kế thêu tay Tân Mỹ trưng bày giới thiệu các bức tranh thêu tay; phối hợp với thương hiệu Thêu tay Tú Thị, Silkyvietnam để trưng bày sản phẩm thêu tay thủ công truyền thống, các sản phẩm lụa tơ tằm sạch cao cấp có xuất xứ từ Việt Nam.