Tuyên truyền để nhiều người khỏi bệnh

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Vốn là người năng động, nhiệt tình, yêu thích thể thao và thích giúp đỡ người khác nên tuy đã nghỉ hưu từ năm 1994 nhưng ông Trần Văn Thân còn bận hơn trước. Ai đó đều nói, Tổ trưởng tổ dân phố là việc "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" nhưng với ông Thân thì tham gia các công việc xã hội lại là niềm hạnh phúc.

Tuyên truyền để nhiều người khỏi bệnh - Ảnh 1
Sáng sáng ông dậy tập thể dục, ăn sáng rồi cắp cặp đến UBND phường Thổ Quan làm việc. Công việc của ông tuy là làm hành chính nhưng cũng bận rộn tất bật vì ông làm công tác tiếp dân của phường, quản lý và giải quyết các chế độ cho cán bộ hưu trí, mất sức, người có công... Việc dính đến quyền lợi nên cứ chênh nhau một chút, sơ suất một chút thôi là lại bao nhiêu ý kiến phải giải quyết, vì thế ông phải rất cẩn trọng để đảm bảo sự công bằng và chính xác, việc đó cũng đã đủ để ông bận rộn, ấy là chưa kể đến nhà ai có việc gì cũng í ới gọi ông Thân: rắc rối, tranh chấp giữa những người hàng xóm với nhau - cũng đưa nhau ra gặp ông Thân. Gia đình nào có chuyện bất hòa cũng lại nhờ đến ông Thân. Vợ chồng nào cơm không lành, canh chẳng ngọt cũng lại đến tay ông Thân đứng ra lo giải quyết, hòa giải... Chung quy lại, tổ dân phố có bao nhiêu cái phức tạp cần tháo gỡ thì cũng có bấy nhiêu cái người ta gọi đến ông. Được cái, lúc nào ông cũng nhìn nhận sự việc ở trên cái lý, cái tình và tấm lòng nhân hậu để giải quyết nên việc nào cũng đều rốt ráo thỏa đáng. Ông được bà con nhân dân quanh khu phố tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng tổ dân phố số 35, rồi đại biểu HĐND phường Thổ Quan - quận Đống Đa - Hà Nội. Dân quanh đó vui miệng gọi ông với biệt danh "ông Thân tổ trưởng" hoặc "ông Hội đồng" để phân biệt với những người khác.

 Gia đình ông được hai con, vợ chồng anh con cả đã định cư bên Nga, còn con gái út đã lấy chồng, ra ở riêng và cũng khá thành đạt, nhà chỉ còn hai ông bà rảnh rang không phải lo lắng việc gì nên ông dồn hết thời gian cho công việc. Mong ước duy nhất của ông chỉ là có sức khỏe để làm được nhiều việc. Đến giờ nhớ lại, ông vẫn thấy ớn lạnh với những khớp ngón tay, khớp cổ chân sưng tấy gồ ghề, hôm trước còn đi làm, tập thể thao bình thường nhưng đến tối khi cơn đau gút cấp khiến ông đau đớn vật vã, hôm sau không thể đi lại được, tay cũng không cử động. Xét nghiệm bệnh thấy lượng acid uric trong máu cao hơn nhiều lần liều lượng cho phép. Thế mà ông đã phải sống chung với bệnh gút hơn 10 năm trời. Việc chia tay được với bệnh gút được ông coi như một chiến tích. Nhớ đợt bị đau gút cấp, ông dùng hết thuốc nọ thuốc kia không khỏi còn thuốc Tây của bệnh viện kê ông chỉ dám uống một hai ngày rồi dừng vì sợ đau dạ dày. Ông chuyển sang dùng các loại thuốc có nguồn gốc Đông y bán trên thị trường. Dùng một thời gian, ông thấy đỡ nhưng không khỏi hẳn. Hai tháng trước, tình cờ đọc báo Hànộimới và báo Người Cao Tuổi nói về Viên Gout Tâm Bình do dược sĩ Lê Thị Bình nghiên cứu và sản xuất chuyên sâu về bệnh gút, ông đi mua ngay về dùng. Ngay từ lọ đầu tiên, ông Thân đã nhận thấy sự khác biệt: Cơn đau cấp êm đi ngay, chân tay đỡ nhức nhối hẳn. Sử dụng 5 lọ trong gần hai tháng, bệnh ông đỡ đến 90%, các khớp chân tay không còn sưng đau. Để chắc chắn, ông đi làm xét nghiệm để kiểm tra, kết quả cho thấy, lượng acid uric trong máu giảm đi rất nhiều và ở mức cho phép. Ông thấy nhẹ cả người vì đã chắc thoát bệnh. Giờ thì ông đã chạy tập thể dục và đánh cầu lông được. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục uống để bệnh ổn định hẳn.

Ông Thân rất hân hoan với phát hiện về Viên Gout Tâm Bình. Ông bảo: Ở cương vị Tổ trưởng dân phố, ông có thể tuyên truyền, giới thiệu cho nhiều người mắc bệnh gút sản phẩm hữu hiệu mà chi phí lại không cao, giúp cho những ai bị căn bệnh nan y này đỡ khổ và tốn kém. Thế là ông Thân lại đưa thêm một việc nữa vào núi công việc của mình, đó là chia sẻ, giúp những người bị bệnh gút giống mình - với ông đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi làm được việc tốt cho đời.