Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình tháng 4 tăng nhẹ

Kinhtedothi - Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số thủ tục hành chính (TTHC) của cả nước của cả nước tháng 4/2025 đạt 50,4%, tăng 1,25% so với tháng 3/2025.

Phát triển Chính phủ số được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương thời gian tới.

Trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, gắn với quan điểm lấy người dân là trung tâm và là đối tượng phục vụ, chính là cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%.

Theo thống kê từ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), cơ quan thường trực Ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số TTHC của cả nước của cả nước tháng 4/2025 đạt 50,4%, tăng 1,25% so với tháng 3/2025. Trong đó, các bộ, ngành đạt trung bình 43,09% và các địa phương đạt trung bình 50,6%.

Tính đến cuối tháng 4/2025, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng các TTHC có phát sinh hồ sơ đạt 50,65%. Trong đó, các bộ, ngành đạt trung bình 44,72%; các địa phương đạt trung bình 50,77%. Trong khi đó, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên tổng hồ sơ giải quyết TTHC của cả nước tháng 4/2025 đạt 39,46%, tăng gần 1% so với tháng 3/2025. Cụ thể, tỷ lệ này của khối các bộ, ngành đạt đạt 51,82% và các địa phương đạt 14,58%.

Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn, thống kê cho thấy, trong tháng 4/2025, Cổng đã có hơn 9,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 1,6 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng dịch vụ công quốc gia; hơn 1,1 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến thành công với số tiền hơn 1.012 tỷ đồng.

Lũy kế từ khi được đưa vào hoạt động cho đến nay, Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.525 dịch vụ công trực tuyến; hơn 506 triệu hồ sơ đồng bộ; 75,2 triệu hồ sơ rực tuyến từ Cổng dịch vụ công quốc gia; hơn 30,3 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến thành công với số tiền hơn 24.052 tỷ đồng; hơn 630.000 cuộc gọi tới tổng đài.

Cũng trong tháng 4/2025, Bộ Công an đã rà soát, đánh giá 495 thủ tục hành chính của các bộ, ngành; trong đó, có 324 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành có các thành phần hồ sơ đã được tích hợp vào tài khoản VNeID để đề xuất cắt giảm.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới được xác định là tiếp tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển Chính phủ số. Theo đó, các bộ, tỉnh cần chú trọng triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến; đồng thời tăng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình có phát sinh hồ sơ trực tuyến cũng như tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.

Bên cạnh đó, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để chuyển đổi hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lên môi trường số; hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Chương trình Chính phủ số; Chương trình chuyển đổi ứng dụng trí tuệ nhân tạo; hoàn thiện mô hình trung tâm giám sát, chỉ đạo điều hành.

Trước đó, từ đầu tháng 4/2025, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ KH&CN đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương đăng ký chỉ tiêu về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình cần đạt được của năm 2025 theo từng tháng.

Hàng tháng, kết quả thực hiện chỉ tiêu nêu trên sẽ được Bộ KH&CN đưa vào báo cáo tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.

Bộ KH&CN cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương thường xuyên theo dõi, giám sát tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cơ quan, đơn vị mình để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Trích dẫn
Trích dẫn 1
Kết quả đo lường tự động bằng Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC) của Bộ KH&CN cho thấy, trong quý I/2025, top 10 địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình cao là Kiên Giang, Hà Nam, Phú Yên, Cà Mau, Thanh Hóa, Sơn La, Hưng Yên, Nam Định, Tây Ninh và Ninh Thuận. Ở khối bộ, ngành, dẫn đầu là 2 bộ: LĐTB&XH, Nội vụ; ba vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và Bộ Công an.

Hà Nội: tăng cường chất lượng giải quyết thủ tục hành chính để góp phần nâng cao Chỉ số hài lòng 

Hà Nội: tăng cường chất lượng giải quyết thủ tục hành chính để góp phần nâng cao Chỉ số hài lòng 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Dự án Luật An ninh mạng: Ưu tiên bảo vệ không gian số quốc gia

Dự án Luật An ninh mạng: Ưu tiên bảo vệ không gian số quốc gia

11 Jul, 11:48 PM

Kinhtedothi - Trước thực trạng các hình thức lừa đảo công nghệ cao bùng phát, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và dữ liệu cá nhân, Dự án Luật An ninh mạng đang được xây dựng với mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng, đáp ứng yêu cầu cấp bách của quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Cao Bằng: giải pháp triển khai hiệu quả nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Cao Bằng: giải pháp triển khai hiệu quả nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số

11 Jul, 04:17 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Quản Minh Cường chủ trì hội nghị.

Ứng dụng AI: xu hướng tất yếu trong giáo dục Việt Nam

Ứng dụng AI: xu hướng tất yếu trong giáo dục Việt Nam

11 Jul, 03:00 PM

Kinhtedothi - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra nhiều cơ hội đột phá cho giáo dục Việt Nam, giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và trải nghiệm học tập. Tuy nhiên, hành trình ứng dụng AI cũng đặt ra nhiều thách thức cần giải quyết để chuyển đổi số giáo dục thực sự bền vững và toàn diện.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ