UAE, dưới con mắt các nhà báo thể thao Việt Nam

Đông Hùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- “Tôi đã kết thúc hành trình tác nghiệp 23 ngày trên đất UAE, một chuyến đi công tác đặc biệt nhất mà suốt sự nghiệp sẽ không bao giờ quên” Phóng viên ảnh Nguyễn Khánh của báo Tuổi Trẻ chia sẻ.

Đoàn phóng viên thể thao tháp tùng đội tuyển bóng đá Việt Nam tác nghiệp tại vòng loại thứ hai World Cup 2022  tại UAE có 14 người, trong đó có 8 phóng viên ảnh. Điều đầu tiên khi đặt chân tới đất UAE chính là cái nóng kinh hoàng, thường xuyên lên đến 40 độ, làm thế nào để bảo quản “súng ống đồ nghề” trong phòng điều hòa lạnh sâu, độ ẩm lớn là cả một vấn đề.

UAE dưới góc nhìn của nhà báo

Tiếp theo là đối diện với dịch bệnh Covid-19, quốc gia giàu có này đã có hơn 614 ngàn ca lây nhiễm, tử vong 1.763 người. Một không khí lo sợ bao trùm cho bất cứ ai đặt chân lên qốc gia này. Nên chỉ 23 ngày trên đất UAE, các phóng viên Việt Nam đã phải 7 lần xét nghiệm và 48 giờ chờ đợi kết quả là cả một cực hình và điều không mong mỏi đã đến do kết quả xét nghiệm vào ngày 11/6 dương tính với Covid-19 6 nên phóng viên ảnh Trần Phúc Nghĩa đã phải ở lại Dubai.

Như anh chia sẻ: “Khác với Việt Nam, ở UAE nếu lỡ dính Covid-19 thì ở một mình cách ly tự uống thuốc. Khi đoàn đã về Việt Nam, nằm lại 1 mình, nếu không có sự hỗ trợ của bà còn Việt Nam tại Dubai thì quả là nan giải vô cùng.

 23 ngày trên đất UAE, các phóng viên Việt Nam đã phải 7 lần xét nghiệm. Ảnh FBNV.

Vấn đề nữa là ban tổ chức nước chủ nhà đã “tạo khó khăn” rất lớn cho đoàn phóng viên của đối thủ trực tiếp Việt Nam. Trên sân sân Zabeel, chủ nhà đã làm khó các phóng viên của chúng ta việc ghi hình tập luyện, các buổi họp báo dù đã xuất trình đầy đủ giấy tờ. Đoàn Việt Nam có 8 phóng viên ảnh nhưng chủ nhà cũng chỉ cấp thẻ cho 5 người xuống sân tác nghiệp.

Ở Dubai chặn tính năng gọi facetime trên các ứng dụng lớn như Facebook, Zalo hay Viber, nếu làm livestream sóng rất chập chờn kể cả dùng mạng 5G. Để truyền được hình ảnh về nhà rất khó khăn và các trang website, Youtube, Facebook, Tik Tok… Việt Nam thì thản nhiên “ăn cắp” bản quyền.

Phóng viên Trần Phúc Nghĩa chia sẻ, UAE là quốc gia giàu có nhưng các lái xe taxi của họ vẫn cố tình câu đường, câu giờ và có cả mánh khóe hết tiền lẻ để vòi thêm. Dịch vụ Uber cũng có nhưng phải chờ lâu nên cánh phóng viên dù biết bị quay tiền nhưng vẫn phải dùng taxi truyền thống. Các phóng viên thể thao Việt Nam đi UAE lần này nhiều người đã tham dự tác nghiệp nhiều giải đấu thể thao lớn trên thế giới, nên khi đặt khách sạn đã biết chọn các app uy tín, hỏi kỹ về phụ phí. Nhưng khi rời Việt Nam, niềm vui đội tuyển quốc gia chúng ta đi tiếp vào vòng loại thứ ba World Cup 2022 không được trọn vẹn vì họ phải đối diện với các tay anh chị, đòi thêm bằng được “phụ phí Covid-19”, tất nhiên khoản tiền độ 7 triệu VNĐ không bao giờ có mặt trong hóa đơn.

Đổi lại 23 ngày đêm trên đất UAE, 14 nhà báo thể thao Việt Nam đã có những trải nghiệm tuyệt vời về tinh thần dân tộc, về sự đoàn kết, hỗ trợ nhau vì màu cờ sắc áo. Dường như các hoạt động của đội tuyển Việt Nam đều được các nhà báo chuyển tải về quê nhà, các bài viết và hình ảnh đều thổi lên lửa tinh thần cho thầy trò HLV Park Hang-seo.

 Phóng viên ảnh Trần Phúc Nghĩa tác nghiệp ở UAE. Ảnh FBNV

UAE khó quên

Đối với nhiều phóng viên, những ngày trên đất UAE là một kỷ niệm khó quên. “Trong suốt những năm tháng làm nghề phòng viên thể thao, tôi và những đồng nghiệp của mình chưa bao giờ trải qua một chuyến tác nghiệp đầy những “bất ngờ” như thế này, dù lường trước, tìm hiểu, chuẩn bị kỹ nhất có thể”.

Ngay cả phóng viên ảnh Trần Phúc Nghĩa người không may mắn đang phải nằm ở lại Dubai điều trị vẫn luôn luôn chỉ nghĩ đến công việc chung: “Vì để nhiễm bệnh, tôi đã khiến anh em phóng viên lo lắng và không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình với đối tác, cơ quan, những người đã trao niềm tin nơi tôi”.

Chúng ta đã thấy một tinh thần Việt Nam, "Vietnam Team" xứng đáng được bạn đọc dành cho những tình cảm nồng nàn nhất, mong Trần Phúc Nghĩa sớm khỏe mạnh để trở về Việt Nam.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần