Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ukraine sẽ đi về đâu?

Kinhtedothi - Diễn biến phức tạp của Ukraine sau cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych đã làm nóng dư luận toàn cầu với không ít câu hỏi về tương lai chính trị của quốc gia Đông Âu này.
Từ cuộc cách mạng Cam năm 2004, suốt 10 năm qua, Ukraine thường xuyên là cái tên được nhắc tới với các cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái cũng như giữa các chính trị gia. Bất ổn chính trị kéo dài và lặp đi lặp lại thành một vòng luẩn quẩn khiến tình hình kinh tế Ukraine ngày càng bi đát. Sự túng quẫn buộc Kiev phải tìm kiếm và lựa chọn các nguồn tài trợ từ bên ngoài với các đối tác ưu tiên là Liên minh châu Âu (EU) và Nga. Chỉ có điều, EU với khó khăn nội tại là những món nợ kếch xù của các quốc gia thành viên đã không tỏ ra mặn mà lắm với kế hoạch xin tài trợ của Ukraine. Phải đến khi Kiev gạt bỏ kế hoạch "Tây tiến" và quay sang cầu cứu Nga thì EU mới sực tỉnh. Kể từ đó, mâu thuẫn trên chính trường Ukraine dần được đẩy lên đỉnh điểm với bước ngoặt là quyết định buộc Tổng thống Yanukovych phải ra đi của Quốc hội hôm 22/2.
 
Người dân Ukraine biểu tình trước cửa tòa nhà chính phủ. 	Ảnh: Reuters
Người dân Ukraine biểu tình trước cửa tòa nhà chính phủ. Ảnh: Reuters

Sau những biến cố chóng vánh vài ngày qua, câu hỏi được đặt ra là cuộc chính biến lịch sử lần này sẽ đưa Ukraine đi về đâu? Những làn gió Đông và Tây sẽ tiếp tục tác động như thế nào tới đất nước nằm giữa châu Âu này? Khủng hoảng chắc chắn sẽ không chấm dứt trong ngày một ngày hai, bất chấp một cuộc bầu cử sớm sẽ được tổ chức vào cuối tháng 5 tới do những rạn nứt sâu sắc về chính trị, văn hóa, và vùng miền trong xã hội Ukraine. Bằng chứng mới nhất là tại TP Kerch ở miền Đông đã xảy ra những cuộc đụng độ mới, không phải giữa người biểu tình chống Chính phủ và cơ quan thực thi pháp luật mà là với những người tuần hành ủng hộ Tổng thống vừa bị phế truất Yanukovych. Còn tại TP cảng Sevastopol, gần 10.000 người đã tham gia cuộc biểu tình nhằm lên án cuộc chính biến ở thủ đô Kiev.

Đó là chưa kể Nga vẫn đang lặng yên quan sát và đánh giá tình hình. Việc Tổng thống tạm quyền Turchynov tuyên bố sẵn sàng đối thoại nhằm cải thiện quan hệ với Moscow chưa chắc đã khiến Nga an lòng bởi phe đối lập Ukraine không giấu giếm ý định sẽ quay trở lại con đường hội nhập với châu Âu. Nếu Nga không giảm 1/3 giá khí đốt cho Ukraine như thỏa thuận đã đạt được hồi tháng 12/2013, Kiev sẽ lâm vào tình thế quẫn bách dù có nhận được các khoản viện trợ khẩn cấp từ châu Âu. Và kết quả là giữa hai làn gió Đông - Tây, con tàu Ukraine sẽ tiếp tục chòng chành, không biết đi về đâu?

 
Chính phủ tạm quyền Ukraine đã ra lệnh bắt giữ Tổng thống Victor Yanukovich với cáo buộc vi phạm hàng loạt tội ác chống lại người biểu tình.
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tháo gỡ điểm nghẽn, Đà Nẵng tăng tốc giải ngân

Tháo gỡ điểm nghẽn, Đà Nẵng tăng tốc giải ngân

16 Jul, 08:42 PM

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Nam Hưng yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam khẩn trương kiện toàn tổ chức, ban hành cơ chế vận hành để các dự án sớm đẩy nhanh tiến độ, về đích đúng hạn.

Phát động phong trào thi đua mới nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi

Phát động phong trào thi đua mới nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi

16 Jul, 08:13 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, tạo ra phong trào, khí thế phát triển doanh nghiệp góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi của quốc gia và toàn cầu.

Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

16 Jul, 02:03 PM

Kinhtedothi-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP và các xã, phường tập trung tuyên truyền khẳng định ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ; tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng; những thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sĩ, người có công trong cả nước và Thủ đô Hà Nội.

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

16 Jul, 10:15 AM

Kinhtedothi – Tỉnh An Giang vừa tổ chức thành công “Hội thảo khoa học định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030”. Sự kiện được ví như một “Hội nghị Diên Hồng” với sự có mặt của gần 300 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, những cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ