Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ùn ứ giao thông tại “điểm đen” Quốc lộ 14E

Quang Hải - Tấn Việt
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Những ngày qua, tuyến Quốc lộ 14E đang trong quá trình thi công nâng cấp và cải tạo, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông tại khu vực tổ 13 và 14, thuộc thôn Quý Xuân, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình.

Như Báo Kinh tế & Đô thị đã phản ánh, mưa lớn kéo dài khiến mặt đường tuyến Quốc lộ 14E (tỉnh Quảng Nam) xuất hiện nhiều "ổ voi", "ổ gà”, gây mất an toàn giao thông. Đây là dự án đang thi công nâng cấp, mở rộng nhưng vừa cho khai thác giao thông nên lưu lượng xe đi lại rất lớn. Chưa kể, nhiều xe trọng tải lớn từ các tỉnh Tây Nguyên, vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan đến các tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ và phía Bắc gần như đều di chuyển qua đây.
Như Báo Kinh tế & Đô thị đã phản ánh, mưa lớn kéo dài khiến mặt đường tuyến Quốc lộ 14E (tỉnh Quảng Nam) xuất hiện nhiều "ổ voi", "ổ gà”, gây mất an toàn giao thông. Đây là dự án đang thi công nâng cấp, mở rộng nhưng vừa cho khai thác giao thông nên lưu lượng xe đi lại rất lớn. Chưa kể, nhiều xe trọng tải lớn từ các tỉnh Tây Nguyên, vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan đến các tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ và phía Bắc gần như đều di chuyển qua đây.
Những ngày qua, mặt đường Quốc lộ 14E càng bị sụt lớn, “ổ gà”, “ổ voi” xuất hiện chi chít “ẩn náu” dưới nước đọng; là cạm bẫy nguy hiểm cho người tham gia giao thông. “Điểm đen” chính là đoạn đi qua khu vực tổ 13 và 14 thuộc thôn Quý Xuân, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình.
Những ngày qua, mặt đường Quốc lộ 14E càng bị sụt lớn, “ổ gà”, “ổ voi” xuất hiện chi chít “ẩn náu” dưới nước đọng; là cạm bẫy nguy hiểm cho người tham gia giao thông. “Điểm đen” chính là đoạn đi qua khu vực tổ 13 và 14 thuộc thôn Quý Xuân, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình.
Theo ghi nhận của phóng viên vào sáng ngày 25/9, đoạn đường này xuất hiện cảnh ùn tắc giao thông kéo dài hàng trăm mét. Các xe tải trọng lớn gần như không thể di chuyển, giao thông trở nên lộn xộn, gây nguy hiểm cho người đi xe máy và xe đạp. Do mặt đường bị nứt nẻ, các phương tiện chỉ có thể nhích từng chút một.

Theo ghi nhận của phóng viên vào sáng ngày 25/9, đoạn đường này xuất hiện cảnh ùn tắc giao thông kéo dài hàng trăm mét. Các xe tải trọng lớn gần như không thể di chuyển, giao thông trở nên lộn xộn, gây nguy hiểm cho người đi xe máy và xe đạp. Do mặt đường bị nứt nẻ, các phương tiện chỉ có thể nhích từng chút một.

Đoạn đường hư hỏng nặng dài khoảng 500m, với mặt đường bong tróc, xuất hiện nhiều hố sâu nguy hiểm.
Đoạn đường hư hỏng nặng dài khoảng 500m, với mặt đường bong tróc, xuất hiện nhiều hố sâu nguy hiểm.
Mặt đường quá hẹp khiến hai ô tô đi ngược chiều phải "lấn nhau" mới qua được, gây khó khăn và nguy hiểm cho người đi xe máy, xe đạp. Đặc biệt, xe tải và xe container nối đuôi nhau di chuyển qua đây, một số ô tô bị sụp "ổ gà" và khựng lại, dẫn đến tình trạng ùn tắc kéo dài. Đoạn đường này không chỉ nguy hiểm mà còn khiến các phương tiện lo ngại hư hỏng.
Mặt đường quá hẹp khiến hai ô tô đi ngược chiều phải "lấn nhau" mới qua được, gây khó khăn và nguy hiểm cho người đi xe máy, xe đạp. Đặc biệt, xe tải và xe container nối đuôi nhau di chuyển qua đây, một số ô tô bị sụp "ổ gà" và khựng lại, dẫn đến tình trạng ùn tắc kéo dài. Đoạn đường này không chỉ nguy hiểm mà còn khiến các phương tiện lo ngại hư hỏng.
Ông Võ Tá Thanh - Giám đốc điều hành Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E (thuộc Ban Quản lý dự án 4) thừa nhận đoạn đường qua thôn Quý Xuân đang hư hỏng nghiêm trọng. Sau khi nhận được phản ánh từ Báo Kinh tế & Đô thị, đơn vị đã yêu cầu nhà thầu sửa chữa mặt đường ngay lập tức. Tuy nhiên, do thời tiết mưa liên tục, việc khắc phục chỉ dừng lại ở mức tạm thời.

Ông Võ Tá Thanh - Giám đốc điều hành Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E (thuộc Ban Quản lý dự án 4) thừa nhận đoạn đường qua thôn Quý Xuân đang hư hỏng nghiêm trọng. Sau khi nhận được phản ánh từ Báo Kinh tế & Đô thị, đơn vị đã yêu cầu nhà thầu sửa chữa mặt đường ngay lập tức. Tuy nhiên, do thời tiết mưa liên tục, việc khắc phục chỉ dừng lại ở mức tạm thời.

Ông Thanh cũng cho biết, tình trạng xuống cấp một phần do việc bàn giao mặt bằng chậm trễ từ phía địa phương, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Hiện còn nhiều hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, khiến việc thi công thảm nhựa gặp khó khăn. Trong thời gian tới, đoạn đường sẽ được sửa chữa từng phần, nhưng khó khắc phục hoàn toàn.

Ông Thanh cũng cho biết, tình trạng xuống cấp một phần do việc bàn giao mặt bằng chậm trễ từ phía địa phương, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Hiện còn nhiều hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, khiến việc thi công thảm nhựa gặp khó khăn. Trong thời gian tới, đoạn đường sẽ được sửa chữa từng phần, nhưng khó khắc phục hoàn toàn.

Ông Đặng Tấn Dục - Chủ tịch UBND xã Bình Quý cho biết, hiện có khoảng 11 hộ dân đã được áp giá đền bù nhưng chưa nhận tiền, và 6 hộ chưa công khai giá. Địa phương đang phối hợp với huyện Thăng Bình để rà soát và làm việc với người dân nhằm giải quyết dứt điểm khâu giải phóng mặt bằng. Để xử lý triệt để tình trạng xuống cấp, việc hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và thi công thảm nhựa cần được thực hiện sớm.

Ông Đặng Tấn Dục - Chủ tịch UBND xã Bình Quý cho biết, hiện có khoảng 11 hộ dân đã được áp giá đền bù nhưng chưa nhận tiền, và 6 hộ chưa công khai giá. Địa phương đang phối hợp với huyện Thăng Bình để rà soát và làm việc với người dân nhằm giải quyết dứt điểm khâu giải phóng mặt bằng. Để xử lý triệt để tình trạng xuống cấp, việc hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và thi công thảm nhựa cần được thực hiện sớm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trần Nam Hưng, đã yêu cầu UBND huyện Thăng Bình phối hợp với Ban Quản lý dự án 4 để thống nhất và tập trung giải quyết dứt điểm các vị trí xen kẹt, đảm bảo điều kiện thi công thảm nhựa và hoàn thiện mặt đường theo từng đoạn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trần Nam Hưng, đã yêu cầu UBND huyện Thăng Bình phối hợp với Ban Quản lý dự án 4 để thống nhất và tập trung giải quyết dứt điểm các vị trí xen kẹt, đảm bảo điều kiện thi công thảm nhựa và hoàn thiện mặt đường theo từng đoạn.

Đơn vị thi công cần tăng cường phương tiện, thiết bị, máy móc và nhân lực để hoàn thành các đoạn tuyến, góp phần đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần nhanh chóng khắc phục các sự cố phát sinh trong quá trình thi công, đặc biệt trong mùa mưa sắp tới.
Đơn vị thi công cần tăng cường phương tiện, thiết bị, máy móc và nhân lực để hoàn thành các đoạn tuyến, góp phần đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần nhanh chóng khắc phục các sự cố phát sinh trong quá trình thi công, đặc biệt trong mùa mưa sắp tới.