Kinhtedothi - Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Theo đó, khi người dùng truy cập Google Play thì các ứng dụng chính phủ chính thức sẽ hiển thị nhận diện "Chính phủ". Điều này sẽ giúp người dùng yên tâm về tính xác thực của ứng dụng.
Ứng dụng chính thức của Chính phủ được nhận diện
Được biết, Việt Nam là nước đầu tiên hợp tác cùng Google triển khai sáng kiến này. Đây là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Cục An toàn thông tin và Google trong xác minh tính hợp pháp của các ứng dụng cung cấp dịch vụ thiết yếu như dịch vụ công, định danh cá nhân cho công dân Việt Nam. Mục tiêu là đảm bảo các ứng dụng này đại diện chính thức cho cơ quan nhà nước tại Việt Nam.
Cục An toàn thông tin đã phối hợp xác minh và khuyến cáo các cơ quan nhà nước đăng ký ứng dụng để được cấp nhận diện nhằm mở rộng danh sách ứng dụng chính phủ đáng tin cậy cho người dùng.
Theo ông Trần Quang Hưng- Quyền Cục trưởng Cục An toàn thông tin thì tính năng nhận diện ứng dụng chính phủ trên Google Play là bước tiến quan trọng trong hỗ trợ người dân Việt Nam tiếp cận ứng dụng chính phủ đáng tin cậy, góp phần nâng cao nhận thức và niềm tin vào các dịch vụ số của Nhà nước.
Hiện đã có hơn 80 ứng dụng chính phủ tại Việt Nam được cấp nhận diện ứng dụng chính thức của chính phủ. Danh sách các ứng dụng được công bố tại Hệ thống Tín nhiệm mạng (tinnhiemmang.vn).
Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 đã mở ra không gian pháp lý và cơ chế đặc thù để Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghệ cao – lĩnh vực then chốt trong chiến lược tăng trưởng kinh tế bền vững. Từ việc tháo gỡ những rào cản đầu tư, mở rộng quyền tự quyết cho TP Hà Nội đến việc cho phép thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm… những quy định mới được kỳ vọng sẽ biến Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước.
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các Bộ ngành liên quan trước ngày 31/7/2025 hoàn thành nhiệm vụ rà soát các quy định pháp luật để tháo gỡ kịp thời các điểm nghẽn phục vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Kinhtedothi - Hạ tầng viễn thông Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng tốc với mục tiêu xây dựng 20.000 trạm 5G trong năm 2025, hướng tới phủ sóng 90% dân số. Song hành, các doanh nghiệp công nghệ lớn chuẩn bị lộ trình sản xuất, thử nghiệm thiết bị 6G trên mạng thực tế từ năm 2028, mở ra chương mới cho chuyển đổi số quốc gia.