Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ứng xử của cán bộ, công chức huyện Sóc Sơn có nhiều chuyển biến tích cực

Kinhtedothi - Sáng 30/1, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý làm trưởng đoàn có buổi làm việc với huyện Sóc Sơn về thực hiện 2 Quy tắc ứng xử và công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Sóc Sơn. Ảnh: Lại Tấn.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh cho biết: Sau khi 2 bộ Quy tắc ứng xử (QTUX) được triển khai trên địa bàn huyện đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, góp phần tích cực hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu năm. Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức bộ phận "một cửa" làm việc với tinh thần niềm nở, trách nhiệm với công dân. Cán bộ, công chức, viên chức không sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện công của cơ quan làm mục đích cá nhân. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở…
Đối với bộ QTUX nơi công cộng, đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Khắc phục được tình trạng đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định, ăn mặc phản cảm tại nơi thờ tự… Người dân cũng đã xác định được đâu là những giá trị chung, phổ biến để tự điều chỉnh.
Trong công tác tổ chức lễ hội, năm 2018, huyện có gần 180 lễ hội được tổ chức và cơ bản đã đi vào nền nếp, ổn định, tạo không khí vui tươi, lành mạnh. Phần lễ được tổ chức gọn nhẹ, trang nghiêm, tiết kiệm; phần hội với các hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao phong phú thu hút người dân tham gia… Trong lễ hội, không có hiện tượng mê tín dị đoan, bói toán, lên đồng, rút thẻ, bán thẻ, các trò chơi trá hình, sát phạt ăn tiền hay bắt chẹt du khách… Các hoạt động dịch vụ ăn uống đã có chuyển biến và nâng cao chất lượng phục vụ. Vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, không có vụ ngộ độc nào xảy ra…
Đặc biệt, các di tích gắn với lễ hội đều được sửa sang, tổng vệ sinh trước khi tổ chức lễ hội và có bảng giới thiệu tóm tắt lịch sử, biển hướng dẫn du khách trong khu di tích… Riêng lễ hội đền Sóc, hiện tượng tranh, cướp lộc gây phản cảm đã được chấn chỉnh…
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý trao đổi với CBCC tại UBND huyện Sóc Sơn. Ảnh: Lại Tấn.
Sau khi nghe đại diện UBND huyện Sóc Sơn báo cáo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đề nghị huyện Sóc Sơn báo cáo rõ thêm về việc triển khai QTUX tại các cơ sở giáo dục; công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các lễ hội.
Trả lời các câu hỏi của trưởng đoàn kiểm tra về việc triển khai QTUX trong các cơ sở giáo dục, đại diện Phòng GDĐT huyện Sóc Sơn cho biết, Sở GDĐT Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn chi tiết với huyện và các cơ sở giáo dục đã niêm yết 2 bộ QTUX. Đối với CBCC ngành giáo dục của huyện không chỉ nghiêm túc thực hiện mà con là yếu tố để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo. Đồng thời, các nội dung trong 2 bộ QTUX đang được tích hợp trong các môn học và các chương trình giáo dục tập thể, ngoại khóa.
Về việc tổ chức lễ hội, trả lời vấn đề đoàn kiểm tra quan tâm liên quan đến việc đảm bảo công tác tổ chức, quản lý 180 lễ hội trên địa bàn, đại diện UBND huyện Sóc Sơn cho biết: Không phải năm nào, huyện Sóc Sơn cũng có 180 lễ hội diễn ra, có những lễ hội 2 - 3 năm mới tổ chức một lần. Tuy nhiên, để tổ chức, quản lý tốt lễ hội, UBND huyện, chính quyền các cấp đã có kế hoạch và văn bản bám sát các lễ hội. Nhìn chung, các lễ hội chấp hành đúng quy định tổ chức lễ hội trong 3 ngày, công tác an ninh, trật tự được đảm bảo và giám sát thường xuyên.
CBCC bộ phận một cửa tại UBND huyện Sóc Sơn giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Lại Tấn.
Đánh giá cao về việc thực hiện quy tắc ứng xử tại huyện Sóc Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý ghi nhận những chuyển biến tích cực của CBCC, viên chức, người lao động tại huyện Sóc Sơn. Đồng thời yêu cầu, huyện Sóc Sơn cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa, niêm yết các bộ quy tắc ứng xử ở những nơi dễ thấy hơn, đặc biệt ở các địa điểm công cộng. Đối với các cơ sở giáo dục, Phó Chủ tịch mong muốn 2 bộ QTUX được đưa vào chương trình trọng tâm trong trường học để học sinh có thể thuộc, hiểu cặn kẽ.
Đối với công tác tổ chức lễ hội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đánh giá cao việc tổ chức, quản lý lễ hội tại huyện Sóc Sơn, đặc biệt là lễ hội Đền Sóc. Đồng thời, Phó Chủ tịch yêu cầu, huyện Sóc Sơn tiếp tục tập trung chỉ đạo công tác tổ chức, quản lý đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, không có hiện tượng mê tín dị đoan, đảm bảo người dân tham gia lễ hội vui tươi, lành mạnh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

01 Jun, 05:52 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh hội nhập và đổi mới, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trở thành sứ mệnh quan trọng, đòi hỏi những chính sách, hành động cụ thể. Luật Thủ đô 2024 được thông qua như một nền tảng pháp lý vững chắc, giúp bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô.

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

01 May, 04:57 AM

Kinhtedothi - Sau gần 5 tháng khai trương và đưa vào hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội mang đến những thành quả tích cực trong việc triển khai các ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo. Phóng viên Kinh tế & Đô thị có cuộc trao đổi với Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà về thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, thu hút, kết nối các nguồn lực sáng tạo.

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

24 Mar, 06:55 PM

Kinhtedothi - Chiều 24/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo TP Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".

Đôi chuyện Tết xưa

Đôi chuyện Tết xưa

31 Jan, 05:43 AM

Kinhtedothi - Ít năm nay, khi so sánh Tết xưa, Tết nay, người ta hay nói đến những thay đổi trong cái ăn, cái mặc. Thường là nhớ lại những khó khăn, thiếu thốn, những cái Tết thời bao cấp để mà thêm trân trọng những gì có được hôm nay.

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

30 Jan, 12:26 AM

Kinhtedothi - Chuyện ăn Tết tuy không còn rình rang như những năm cũ, nhưng vẫn vui vì sự giản tiện, bình yên trên quê nhà. Người dân Phú Mãn, Hà Nội, chấp hành đúng các quy định của pháp luật, ăn Tết không tiếng pháo, không uống rượu bia khi tham gia giao thông

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ