Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ước mơ mái trường mầm non lành lặn

Kinhtedothi - Nhiều năm qua, lớp học của các em học sinh mầm non tại thôn 15 và 17 xã Lâm Giang chỉ làm bằng tre, nứa với tường đắp bằng đất, mái lợp bro-xi măng cũ nát.
Mới hơn 3 tuổi, nhưng từ lâu, cậu bé Đặng Hữu Kim (3 tuổi) ở thôn 17 xã Lâm Giang, Văn Yên (Yên Bái) không được bố, mẹ đưa đến lớp. Thay vào đó, Kim cùng chị (9 tuổi, học sinh lớp 4) hàng ngày dậy từ 5h sáng, đi bộ hơn 3 cây số, vượt đèo, vượt suối, lội bùn… đến trường.
 Lớp học tạm Trường Mầm non Lâm Giang tại thôn 15 và 17 xã Lâm Giang
Cô giáo Nguyễn Thị Phượng – giáo viên trường mầm non Lâm Giang chia sẻ:“Nhìn những đứa trẻ ở thôn 17 xã Lâm Giang mặt mũi lấm lem với ánh mắt ngây thơ hồn nhiên, hàng ngày đi bộ vất vả đến trường mới thấy các em thật thiệt thòi”.

Lâm Giang là xã vùng cao khó khăn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Trong đó, các thôn 15, 17 cách xa trung tâm xã nhất, tới hơn 10 cây số, là hai thôn đặc biệt khó khăn của xã. Những năm qua, do giao thông đồi núi hiểm trở, khó đi, người dân không có điều kiện nên nhiều trẻ phải bỏ học giữa chừng.

Để tạo điều kiện cho các cháu không phải đi học xa, vài năm trước, Trường mầm non Lâm Giang tổ chức lớp học tạm ngay tại thôn. Nhưng, dù không còn phải vượt cả chục cây số đến trường nữa, nhưng lớp học của các em do các gia đình tự đóng góp, người góp tre, nứa, người góp công… dựng thành lớp học tạm với tường đắp bằng đất, mái lợp bro-xi măng cũ nát.

 Con đường “đau khổ” của người dân thôn 15 và 17 xã Lâm Giang

Cô Nguyễn Thị Tuyến - Hiệu trưởng trường mầm non Lâm Giang trăn trở: “Thương nhất khi trời mưa, tường thấm nước, mái nhà dột tứ tung, các cháu chạy chỗ này, chạy chỗ kia tránh dột, rồi ngồi co ro vì rét”.

Thương các cháu, bản thân cô Tuyến nhiều lần vận động phụ huynh đưa các cháu ra học tại địa điểm trường ở trung tâm xã để có điều kiện học tập tốt hơn. Tuy nhiên, tất cả phụ huynh đều không đồng tình, bởi đường xa, đường giao thông đồi núi hiểm trở, điều kiện đi lại của bà con cũng khó khăn. Ngay cả khi học tại thôn còn có cháu phải đi hơn 3 cây số mới đến trường. Những ngày nắng còn đỡ, ngày mưa đường lầy lội, ổ voi ổ gà, các em phải lội bùn, vượt suối.

“Có phụ huynh nói với tôi rằng, buổi sáng hàng ngày đi bộ 4 cây số đưa con đi học, buổi chiều đón về đã là quá sức. Nếu phải đi thêm chục cây số nữa ra trung tâm xã, chắc chắn các cháu phải nghỉ học. Đó là còn chưa kể, nhiều gia đình khó khăn, không có điều kiện đưa con đi học”, cô Tuyến kể lại.

 Mái lợp bro-xi măng cũ nát không còn che chắn được cho các em những trận mưa lớn

Theo lời ông Vũ Văn Hải - Chủ tịch xã Lâm Giang, hai thôn này có khoảng 170 hộ dân, với 100 trẻ em trong độ tuổi mầm non. Do không thể di dời trường mầm non ra trung tâm xã nên lãnh đạo xã tính đến phương án xây dựng trường tại chỗ. Nhưng ngân sách khó khăn, trường học chưa thể xây, nên các cháu khu vực này chịu thiệt thòi. Hiện nay, UBND xã kêu gọi các nhà tài trợ, hảo tâm giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng cho các cháu trường Mầm non kiên cố.

Cùng chung mong muốn, anh Nguyễn Mạnh Hùng có con 3 tuổi học tại trường mầm non chia sẻ, mỗi khi có mưa lớn anh lại giúp các cô giáo sửa lại nhà, lợp mái. Đến nay, ngôi trường đã ọp ẹp, nếu gió to tốc mái chỉ có thể đâp đi xây lại, chứ khó sửa chữa thêm. Anh cũng như các phụ huynh mong được sự quan tâm của các cấp, ngành, các doanh nghiệp và “mạnh thường quân” xây dựng cho các cháu lớp học kiên cố, có nhà vệ sinh, nhà bếp… để các em được học tập trong những phòng học sạch sẽ, an toàn, khang trang.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phường Đông Hòa từng bước hoàn thiện mọi mặt để vận hành bộ máy hiệu quả

Phường Đông Hòa từng bước hoàn thiện mọi mặt để vận hành bộ máy hiệu quả

12 Jul, 01:26 PM

Kinhtedothi - Trên tinh thần “chính quyền phục vụ” xem người dân là “khách hàng”, mỗi ngày UBND phường Đông Hòa tiếp nhận giải quyết hơn 200 bộ hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) các loại. UBND phường Đông Hòa nêu cao quyết tâm giải quyết dứt điểm hồ sơ, hoàn trả cho dân đúng hạn, trước hạn.

28 bức ảnh xuất sắc về hình tượng người chiến sĩ Công an Thủ đô

28 bức ảnh xuất sắc về hình tượng người chiến sĩ Công an Thủ đô

12 Jul, 12:27 PM

Kinhtedothi - Cuộc thi ảnh “Hình tượng người chiến sĩ Công an Thủ đô bản lĩnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ” là dịp ý nghĩa để tôn vinh và lan tỏa những hình ảnh chân thực, sinh động về công tác bảo vệ an ninh trật tự, những đóng góp thầm lặng nhưng quả cảm của lực lượng Công an Thủ đô.

Hành trình đi tìm tên cho liệt sĩ: một giọt máu, vạn niềm tin

Hành trình đi tìm tên cho liệt sĩ: một giọt máu, vạn niềm tin

12 Jul, 10:46 AM

Kinhtedothi - Giữa tiết trời tháng 7 nắng gắt như đổ lửa, từng cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn lặng lẽ rong ruổi khắp làng quê, thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ với mong muốn góp phần xác định danh tính, trả lại tên cho những người đã hy sinh vì Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ