Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ưu đãi cho doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội Chính sách có, khó thụ hưởng

KTĐT - Mặc dù cơ chế, chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở cho công nhân và người có thu nhập thấp có hiệu lực và được triển khai từ năm 2009, nhưng đến nay, nhiều đơn vị vẫn chưa được thụ hưởng. Nguyên nhân chủ yếu vì vướng thủ tục.
Chưa được thụ hưởng

Theo chủ trương, việc phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và người có thu nhập thấp được thực hiện theo nguyên tắc xã hội hóa. Chủ đầu tư được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và người có thu nhập thấp. Trong quá trình triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi, ngày 22/7/2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 96/2009/QĐ-TTg, theo đó các ưu đãi chỉ được áp dụng trong năm 2009. Tuy nhiên, để hoàn thành dự án xây dựng nhà ở xã hội, thông thường chủ đầu tư phải triển khai thực hiện ít nhất là trong 2 năm. Bởi vậy, hầu hết chủ đầu tư các dự án dù đã khởi công nhưng vẫn chưa được thụ hưởng những ưu đãi này. Điều này đã ảnh hưởng tới việc thu hút doanh nghiệp tham gia, đồng nghĩa với việc khó phát triển thêm nguồn cung, đặc biệt là ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm.

Sau khi các doanh nghiệp có thông tin về việc chỉ thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế trong năm 2009, đã xảy ra hiện tượng tạm dừng hoặc triển khai cầm chừng sau khi khởi công. Vẫn biết, nhu cầu nhà ở cho hai đối tượng này rất lớn nhưng nhiều địa phương lại chưa chủ động tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư về quĩ đất, vốn, ưu đãi đặc thù… khiến doanh nghiệp không còn mặn mà tham gia. Hiện cả nước mới chỉ có 5 dự án được vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam với tổng số vốn vay khoảng 740 tỉ đồng, đạt 19% so với số vốn của các dự án đã khởi công. Tổng Công ty Viglacera, 1 trong 5 chủ đầu tư may mắn lọt vào danh sách được xét vay vốn cũng phải thế chấp một mảnh đất ở vị trí khác thì mới đủ điều kiện được vay.

Cần hỗ trợ một cách  có hiệu quả

Phải chịu lãi suất cao khi buộc phải vay vốn từ ngân hàng thương mại để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, không ít chủ đầu tư đã chọn giải pháp giãn tiến độ thi công. Bên cạnh đó, do không được áp dụng ưu đãi thuế và khó tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam nên giá thành mỗi mét vuông sàn căn hộ đã hoàn thành cũng khá cao, từ 10 - 12 triệu đồng, thậm chí còn cao hơn. Điều này đã làm tăng giá thành đầu tư, giảm khả năng tiếp cận của người hưởng lợi và giảm hiệu quả của các chủ đầu tư.

Hiện, nhiều địa phương và doanh nghiệp đang đề nghị Chính phủ cho phép được tiếp tục triển khai các ưu đãi đó cho những năm tiếp theo để đảm bảo mục tiêu của Chương trình. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, hiện qui định hỗ trợ về nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và người có thu nhập thấp vẫn còn một số hạn chế như: thực hiện qua trung gian, các đối tượng chính sách xã hội không được hưởng ưu đãi trực tiếp; hỗ trợ theo hình thức này dễ bị doanh nghiệp lợi dụng nếu Nhà nước không có các chế tài mạnh. Để các chính sách hỗ trợ của Chính phủ triển khai thực hiện có hiệu quả, Bộ Xây dựng đã đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và báo cáo để Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các qui định trong Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp về các ưu đãi đối với nhóm dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại đô thị. Đặc biệt, các giải pháp kịp thời để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục triển khai đầu tư hiện đang rất cần thiết.
 
 
 
Để vay được vốn, doanh nghiệp đã phải thế chấp một mảnh đất ở vị trí khác thì mới đủ điều kiện vay. Còn bản thân mảnh đất thực hiện dự án nhà cho người có thu nhập thấp thì không đủ căn cứ pháp lý để đem ra thế chấp vay vốn xây dựng chính dự án đó.
 
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Viglacera

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khám phá “tam giác trị liệu” tại Đảo Châu Âu- bất động sản cao cấp bậc nhất miền Trung

Khám phá “tam giác trị liệu” tại Đảo Châu Âu- bất động sản cao cấp bậc nhất miền Trung

09 Jul, 03:24 PM

Kinhtedothi- Trên diện tích 33ha, cư dân của 243 căn biệt thự được sống biệt lập, kín đáo, chăm sóc sức khỏe từ “tam giác trị liệu”: sống thư thái từ tác dụng của mặt nước đem lại; trị liệu từ các khu vườn chủ đề ngay bên thềm nhà; đặc biệt là chăm sóc sức khỏe chủ động, tận hưởng dịch vụ cao cấp tại Wellness Clubhouse được chủ đầu tư Ecopark thiết kế để phục vụ nhu cầu cư dân 24/7.

Nghị định 192/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng “cú hích” mới cho nhà ở xã hội

Nghị định 192/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng “cú hích” mới cho nhà ở xã hội

09 Jul, 06:39 AM

Kinhtedothi - Ngày 3/7/2025, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội, nhằm triển khai thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Đây được kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho hàng triệu người thu nhập thấp.

Hà Nội: xem xét thí điểm không cần công chứng hợp đồng tặng cho trong dự án bất động sản

Hà Nội: xem xét thí điểm không cần công chứng hợp đồng tặng cho trong dự án bất động sản

08 Jul, 10:34 PM

Kinhtedothi - Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành Thông báo số 410/TB-VP, thông báo kết luận và chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông tại cuộc họp xem xét báo cáo, đề xuất của Sở Nông nghiệp và Môi trường liên quan đến việc thí điểm không thực hiện công chứng, chứng thực đối với giao dịch bất động sản là Hợp đồng tặng cho giữa cá nhân với cá nhân trong các dự án trên địa bàn.

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu tại Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu tại Nghệ An

08 Jul, 04:26 PM

Kinhtedothi- Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.

Dòng tiền đầu tư bất động sản miền Bắc đang dịch chuyển về đâu?

Dòng tiền đầu tư bất động sản miền Bắc đang dịch chuyển về đâu?

08 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Thời gian qua, thị trường bất động sản (BĐS) khu vực phía Bắc, đặc biệt tại Hà Nội và các tỉnh vùng ven, liên tục thiết lập mặt bằng giá cao. Sau giai đoạn sôi động nhờ lực cầu bị dồn nén được giải phóng, mức giá neo cao cùng với nguồn cung thiếu đa dạng đã khiến sức hấp dẫn của thị trường miền Bắc suy giảm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ