Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ưu tiên phương án cách cầu Long Biên 75m

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 28/10, UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của các chuyên...

Kinhtedothi - Ngày 28/10, UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực giao thông, lịch sử, văn hóa về vị trí xây dựng cầu vượt sông Hồng thuộc Dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi. Tại Hội thảo, 9/15 ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, sử học đều chọn phương án xây dựng cầu đường sắt cách cầu Long Biên 75m về phía thượng lưu.

Giữ nguyên cầu Long Biên

Vấn đề vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng thuộc Dự án ĐSĐT số 1 đã được nghiên cứu nhiều lần, thậm chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách cầu Long Biên khoảng 200m về phía thượng lưu. Trong nghiên cứu của JICA (đã được UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT thống nhất), vị trí được xác định cách cầu Long Biên về phía thượng lưu 186m. Và tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu nhất thiết phải giữ nguyên cầu Long Biên. Với cầu ĐSĐT vượt sông Hồng, TP Hà Nội và Bộ GTVT phải chọn phương án tối ưu.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo phát biểu tại Hội thảo về bố trí tuyến đường sắt đô thị ngày 28/10.             Ảnh: Anh Quý
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo phát biểu tại Hội thảo về bố trí tuyến đường sắt đô thị ngày 28/10. Ảnh: Anh Quý
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) Phạm Hữu Sơn - đơn vị tư vấn lập dự án cho
Bộ GTVT và UBND TP nên sớm "chốt" vị trí xây dựng cầu ĐSĐT mới. Còn việc bảo tồn cầu Long Biên nên bàn sau, vì bảo tồn phải gắn với phát triển chứ không sẽ thành bảo tàng. Đây là cây cầu lịch sử, gắn liền với văn hóa. Tuy nhiên, trong việc bảo tồn phải tính đến công năng của cầu Long Biên sau này. Trước mắt có thể cho xe máy, xe đạp lưu thông nhưng về lâu dài nên để thành cây cầu đi bộ.

Chủ tịch Hội Bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long -  Hà Nội

Lưu Minh Trị
biết, căn cứ vào các nguyên tắc đưa ra, TEDI đã đưa ra 3 phương án về vị trí cầu đường sắt mới. Theo đó, phương án (PA) 1, xây cầu cách cầu Long Biên 30m về phía thượng lưu nhưng sẽ rất khó cho việc tổ chức giao thông hai đầu cầu.

PA 2, tim cầu cách cầu Long Biên 186m về phía thượng lưu. PA này đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào năm 2011. PA này được đánh giá là tối ưu về mặt kiến trúc, cảnh quan, tạo điểm nhấn cho toàn khu vực. Song, lại có khối lượng GPMB khu phố mới rất lớn, đặc biệt là từ đường Quán Thánh tới Nguyễn Trung Trực và khu ngoài đê Phúc Xá. Vì vậy, PA 2 này có chi phí cao nhất do chiều dài tuyến ĐSĐT lớn nhất, chi phí GPMB cũng cao nhất.

PA 3, tim cầu cách cầu Long Biên 75m về phía thượng lưu. Đây là PA mới nhưng lại nhận được sự đồng thuận của nhiều nhà khoa học, chuyên gia. Theo đánh giá của TEDI, cầu đường sắt cách cầu Long Biên đủ xa để giảm bớt ảnh hưởng kiến trúc và cũng không bị vướng mắc trong thi công do 2 cầu cạnh nhau.

Ưu tiên phương án 3

Theo ông Phạm Hữu Sơn, qua các nghiên cứu, so sánh TEDI khuyến nghị PA 3 là khả thi nhất, bởi hướng tuyến ĐSĐT của PA này đi trùng với tuyến đường sắt Quốc gia trên đường Phùng Hưng và đi thẳng, bẻ cong đi vào Hàng Đậu, cắt qua đê Yên Phụ, chợ Long Biên để vượt sông Hồng. Mặc dù với PA này tuyến
Việc chọn phương án xây cầu đường sắt cách tim cầu Long Biên 75m là hợp lý, tuy nhiên, đề nghị các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai các bước tiếp theo cần quan tâm hạn chế tác động đến 2 đầu cầu và cảnh quan chung của cầu Long Biên. Về giao thông phải bảo đảm tất cả yếu tố của hiện tại và tương lai. Bảo tồn phải gắn với phát triển.

Nhà sử học Dương Trung Quốc
ĐSĐT có những đoạn đi mới trên đường Phùng Hưng và Hàng Đậu nhưng hoàn toàn có thể bố trí tuyến ĐSĐT mà không phải GPMB nhà dân, khối lượng GPMB phía hữu ngạn chủ yếu ở đoạn chuyển từ Phùng Hưng sang Hàng Đậu. Về chi phí xây dựng, mặc dù cao hơn PA 1 nhưng chi phí GPMB lại thấp nhất.

GS sử học Phan Huy Lê cho rằng, dù xây dựng cầu ĐSĐT ở vị trí nào cũng phải đặt điều kiện bảo tồn cầu Long Biên và khu vực phố cổ lên hàng đầu, vì vậy PA 1 phải loại bỏ, vì vị trí cầu mới nằm quá sát cầu Long Biên lại đi sâu vào khu vực phố cổ, GPMB khu vực này nhiều, phá vỡ tính ổn định dân cư đã sinh sống cả trăm năm nay. Trong hai PA còn lại, PA 3 nên xem xét ưu tiên hơn cả, vì vẫn bảo tồn được cầu Long Biên, khu phố cổ đầu cầu lại GPMB thấp. Đồng tình với quan điểm trên, GS Trần Lâm Biền cũng ưu tiên chọn PA 3 vì PA này hài hòa với cầu Long Biên, không quá xa cũng không quá gần.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đánh giá cao tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu đã đóng góp cho một trong những dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Thủ đô và đất nước. Đồng thời thống nhất quan điểm, việc lựa chọn cầu đường sắt mới, phương án kiến trúc phải hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, đạt được sự đồng thuận cao của người dân cũng như hạn chế ít nhất việc GPMB. Theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, hội thảo có 15 ý kiến tham gia của các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà sử học… thì có 9 ý kiến cho rằng nên chọn theo PA 3. Tuy vậy, PA này cần phải làm rõ, làm thế nào để bảo tồn phố Hàng Đậu về kiến trúc, giao thông. Ngoài ra, TP cũng sẽ xem xét và cân nhắc các đóng góp, vì PA 2 cũng có 5/15 ý kiến đồng thuận. UBND TP Hà Nội sẽ cùng Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện PA một cách khả thi nhất.