Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn
Ưu tiên tập trung xây dựng sàn giao dịch công nghệ Hà Nội
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn cho biết, ngay từ đầu năm hoạt động KH&CN trên địa bàn TP đã được triển khai quyết liệt và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Sở đã thực hiện quy trình tuyển chọn và lựa chọn được 40/42 nhiệm vụ đưa vào kế hoạch KH&CN năm 2023. Về cơ bản, những nhiệm vụ theo chương trình công tác và các nhiệm vụ đột xuất do UBND TP giao đã được triển khai đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Các nhiệm vụ chuyên môn đều hoàn thành với chất lượng và hiệu quả cao.
Các hoạt động quản lý, hướng dẫn, tuyên truyền về quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân, công tác IOS, tiêu chuẩn đo lường chất lượng tiếp tục được chú trọng triển khai và mang lại những kết quả tốt. Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực KH&CN được quan tâm, kiện toàn đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.
Tại buổi làm việc, Sở KH&CN Hà Nội cũng đề nghị UBND TP xem xét đối với các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực KH&CN tạm thời chưa nâng mức tự chủ tài chính trong giai đoạn 2023 – 2025. Đề xuất sáp nhập Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ vào Trung tâm Ươm tạo và Đào tạo Công nghệ cao do 2 đơn vị trên có chức năng, nhiệm vụ gần như giống nhau và khi trực thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ thuận tiện cho việc quản lý, hoạt động.
Ngoài ra, Sở cũng đề xuất TP xem xét ủy quyền cho Sở KH&CN quản lý, xử lý tài sản công được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn Nhà nước TP Hà Nội thuộc thẩm quyền của UBND TP, Chủ tịch UBND TP.
Cùng với đó, xem xét phương án tạm dừng hoạt động cho vay và bảo lãnh vốn vay các nhiệm vụ khoa học công nghệ từ quỹ phát triển KH&CN hiện đang được ủy thác cho Qũy đầu tư phát triển TP quản lý nguồn vốn và hoạt động theo Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND TP. Quỹ đầu tư phát triển TP tiếp tục cho vay các doanh nghiệp từ nguồn vốn của quỹ đầu tư phát triển theo quy chế quản lý quỹ.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn ghi nhận những kết quả mà Sở KH&CN Hà Nội đã đạt được từ đầu năm đến nay.
Giao nhiệm vụ cho Sở KH&CN từ nay tới cuối năm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP yêu cầu Sở tập trung ưu tiên số 1 cho việc xây dựng sàn giao dịch công nghệ Hà Nội. Đồng thời cải tạo, nâng cấp vườn ươm công nghệ đổi mới sáng tạo và công nghệ Hòa Lạc, đây là công trình của TP. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực Chương trình 07 – CTr/TU trong đó tập trung vào kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Chương trình.
Thành lập và vận hành Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội. Chủ trì, tham gia các hoạt động phát triển thị trường KH&CN. Tổ chức làm việc với các sở, ngành, quận huyện thị xã, trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn để thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trên địa bàn TP.
Trước một số đề xuất của Sở KH&CN, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP cũng đồng ý với đề xuất tạm thời chưa nâng mức tự chủ tài chính trong giai đoạn 2023 – 2025 đối với các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực KH&CN. Cùng với đó, đề nghị Sở nghiên cứu chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động… của quỹ đầu tư mạo hiểm để đề xuất đưa vào Luật Thủ đô. Cùng với đó, tập trung tổ chức thành công Hội thi sáng kiến khoa học kỹ thuật TP lần thứ nhất…

Hà Nội: Lựa chọn 70 đầu bài nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2023
Kinhtedothi - Sáng 16/2, Sở KH&CN Hà Nội tổ chức hội nghị mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN năm 2023.

Thiết kế lại cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ
Kinhtedothi - Đầu tư công và tư nhân vào hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) tại Việt Nam còn thấp so với mức trung bình toàn cầu. Để hoạt động KHCN phát triển bền vững, cần đa dạng nguồn lực đầu tư cả ngân sách Nhà nước và nguồn lực tư nhân, các cơ quan, tổ chức xã hội.

Số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ còn ít, Bộ KH&CN nói gì?
Kinhtedothi – Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên con số đăng ký ở thời điểm này mới đạt hơn 700, cách rất xa mục tiêu đặt ra.