Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội: Chương trình hành động

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thực hiện các nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ–CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu

 Năm 2012, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, UBND Thành phố đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của Thành ủy, HĐND, Thành phố; linh hoạt, quyết liệt, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, điều hành nên đã đạt được kết quả quan trọng: kinh tế duy trì tăng trưởng khá 8,1%; thu ngân sách đạt kế hoạch; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức 8,57%; an sinh xã hội được bảo đảm; an ninh chính trị được giữ vững; công tác đối ngoại đạt kết quả tích cực.
 
Bên cạnh đó, còn một số hạn chế: tăng trưởng kinh tế chưa đạt kế hoạch đề ra, sản xuất công nghiệp gặp khó khăn; lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao; việc làm, đời sống của một bộ phận dân cư gặp khó khăn; tình trạng xây dựng không phép, sai phép và lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp vẫn tiếp diễn; hàng giả và gian lận thương mại còn nhiều; công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế và bất cập;... 
 
Mục tiêu năm 2013 đã được HĐND Thành phố đề ra là: phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn: 8,0-8,5%, lạm phát thấp hơn năm 2012. Bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng đô thị. Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm và xây dựng nông thôn mới. Phát triển sự nghiệp văn hóa thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn - xã hội. Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. 
 
Để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ: số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; số 02/NQ–CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố: số 18/2012/NQ-HĐND ngày 7/12/2012 và số 19/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách năm 2013 của thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội ban hành chương trình hành động với nội dung chủ yếu như sau:
 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức quán triệt nội dung các nghị quyết của Chính phủ: số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; số 02/NQ–CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, và các nghị quyết của HĐND Thành phố: số 18/2012/NQ-HĐND ngày 7/12/2012 và số 19/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách năm 2013 của Thành phố tới các ngành, các cấp và đơn vị để tổ chức thực hiện có hiệu quả. 
 
2. Cụ thể hóa những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 của Chính phủ và HĐND Thành phố thành các giải pháp chỉ đạo điều hành cụ thể để tổ chức thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Phân công rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, thời gian hoàn thành các nội dung cụ thể theo Nghị quyết của Chính phủ.
 
3. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.
 
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. KIỀM SOÁT LẠM PHÁT, GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

1.1. Thực hiện nghiêm chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, hiệu quả của Chính phủ:
 
- Thực hiện nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả chính sách tiền tệ, lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và tăng trưởng hợp lý. 
 
-  Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động tài chính, ngân hàng và việc chấp hành các qui định về quản lý ngoại hối, vàng, mua, bán, thanh toán, quảng cáo, niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ trên địa bàn.
 
1.2. Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm
 
- Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về thu ngân sách nhà nước, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ thu, chi theo dự toán được duyệt. Thực hiện nghiêm túc quản lý thu, chi ngân sách theo đúng quyết định số 5699/QĐ-UBND ngày 10/12/2012 của UBND Thành phố và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
 
- Lập đề án phát hành trái phiếu công trình (khoảng 5.000 tỷ đồng, trong đó năm 2013 khoảng 1.000 tỷ đồng). 
 
- Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo đúng chế độ quy định. Kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên. Không bố trí kinh phí mua xe ô tô theo chức danh, đối với xe ô tô chuyên dùng chỉ ưu tiên bố trí dự toán mua xe phục vụ phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn, xe cứu thương, xe tang; không đi công tác nước ngoài khi chưa thực sự cần thiết; không xây mới trụ sở của các cơ quan thành phố và quận, huyện, thị xã; hạn chế tối đa các nhiệm vụ chi chưa cần thiết để ưu tiên tạo nguồn cho đầu tư phát triển. 
 
- Thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách tài chính, chi tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia và Thành phố.
 
- Tăng cường quản lý, nâng cao vai trò, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố quản lý và các quỹ có nguồn gốc ngân sách của Thành phố. 
 
- Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, ngân sách nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước; kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi trong cân đối ngân sách nhà nước, các khoản chi được quản lý qua ngân sách nhà nước; các khoản chi từ các quỹ tài chính Nhà nước. Thực hiện minh bạch hóa chi tiêu của ngân sách nhà nước và đầu tư công.
 
- Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ nhà chuyên dùng của Thành phố. Làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với nhà chung cư, công tác sắp xếp lại tài sản công là nhà, đất theo Quyết định 09/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 
 
- Tăng cường quản lý đôn đốc công tác thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của Luật quản lý thuế. Thu hồi dứt điểm các khoản thuế nợ đọng, các khoản thu từ đất; kiểm tra, thanh tra thuế, nhất là các lĩnh vực, khoản thu có khả năng thất thu cao. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho cộng đồng xã hội.
 
- Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế. Kiểm tra, rà soát đối tượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, phát hiện kịp thời những trường hợp không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý. Tiếp tục nghiên cứu, rút ngắn thời gian, cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận, kê khai,... về thuế.
 
- Tiếp tục triển khai, đôn đốc, kiểm tra thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương. Kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi vốn đầu tư đối với các công trình, dự án chậm triển khai, không hiệu quả, phân bổ vốn và sử dụng không đúng đối tượng. Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ cho các công trình, dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh cấp bách và các dự án trọng điểm cấp bách.
 
- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phải trên cơ sở bảo đảm cân đối chung của các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2013 - 2015 và khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
 
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm các công trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. 
 
- Triển khai tích cực thực hiện Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công lập”.
 
- Xây dựng, ban hành, thực hiện cơ chế, chính sách thích hợp để điều chỉnh giá dịch vụ công theo hướng từng bước tính đúng, tính đủ chi phí; đồng thời, bổ sung sửa đổi hoặc ban hành các chính sách hỗ trợ hợp lý đối với người nghèo, đối tượng chính sách.
 
- Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các lĩnh vực sự nghiệp công theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị gắn với cơ chế đặt hàng và giao nhiệm vụ cụ thể.
 
1.3. Tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường
 
- Thực hiện tốt Kế hoạch đảm bảo cung cầu hàng hoá các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường, nhất là dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 theo kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 30/11/2012.
 
- Hỗ trợ sản xuất, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá thiết yếu, điều hành quỹ bình ổn giá một cách hiệu quả. Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, giảm chi phí trung gian. 
 
- Xây dựng chương trình hành động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố năm 2013, thực thi có hiệu quả Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 
 
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quy định về quản lý giá; thực hiện nghiêm, triệt để việc phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Kiểm tra, kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm nhập lậu, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và xuất sứ hàng hóa, bảo vệ hàng nội địa.
 
- Kiểm soát tốt giá cả, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về đăng ký, kê khai, niêm yết giá, phí, lệ phí; thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Chính phủ về pháp lệnh về giá; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý giá, lợi dụng tăng giá tùy tiện, trái pháp luật.
 
- Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ  biến về chủ trương, cơ chế chính sách, cung cấp thông tin về vấn đề tài chính, tiền tệ, giá cả, thị trường kịp thời, chính xác, đầy đủ, rõ ràng để doanh nghiệp, người dân tích cực ủng hộ và tham gia thực hiện.
 
1.4. Nâng cao chất lượng công tác thống kê, dự báo
 
- Thường xuyên cập nhật, phổ biến kịp thời thông tin về thị trường trong và ngoài nước, nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, những thay đổi về chính sách, việc áp dụng các biện pháp bảo hộ của nước ngoài… đến các Hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp thông qua cổng thông tin điện tử Thành phố và trang Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nâng cao chất lượng và thực hiện tốt cơ chế phối hợp, cung cấp, phổ biến thông tin trong công tác thống kê, dự báo. 
 
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin, truyền thông phổ biến, tuyên truyền chủ trương, cơ chế, chính sách; cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tiền tệ, giá cả, thị trường kịp thời, chính xác, đầy đủ, rõ ràng để các doanh nghiệp, nhân dân hiểu, tích cực ủng hộ và tham gia thực hiện.
 
2. TẬP TRUNG THÁO GỠ KHÓ KHĂN, THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH

2.1. Hỗ trợ doanh nghiệp, xử lý hiệu quả nợ xấu
 
- Thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động,... các dự án có hiệu quả. 
 
- Thực hiện cho vay đối với các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. 
 
- Tiếp tục triển khai hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp để giảm khó khăn cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh theo chính sách Thành phố đã ban hành. 
 
- Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, rà soát tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp trên địa bàn để có biện pháp xử lý kịp thời. 
 
2.2. Tập trung hỗ trợ thị trường, giải quyết hàng tồn kho
 
- Thực hiện tốt cơ chế phối hợp, cung cấp, phổ biến thông tin trong công tác thống kê, dự báo. Thường xuyên cập nhật, phổ biến kịp thời thông tin về thị trường trong và ngoài nước, nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, những thay đổi về chính sách, việc áp dụng các biện pháp bảo hộ của nước ngoài.
 
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi gian lận thương mại, nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, hàng giả.
 
- Thực hiện các giải pháp giải quyết hàng tồn kho theo từng ngành hàng, nhóm hàng, tập trung vào các mặt hàng tồn kho cao, nhất là sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng; hỗ trợ xi măng, sắt thép cho việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình giao thông, thủy lợi ở nông thôn theo chính sách của Thành phố đã ban hành.
 
- Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc tình hình triển khai thực hiện kế hoạch XDCB, kịp thời tháo gỡ các thủ tục đầu tư, đấu thầu và trong khâu nghiệm thu, thanh toán vốn, đảm bảo giải ngân trên 95% số vốn đầu tư so với Kế hoạch giao.
 
- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và kêu gọi các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó chú trọng thu hút các dự án thuộc làn sóng đầu tư mới, quy mô lớn và công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc giải ngân các dự án FDI. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để tăng cường thu hút, giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), trong đó chú trọng giải phóng mặt bằng, bảo đảm vốn đối ứng cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông.
 
- Rà soát, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trên địa bàn; hạn chế tối đa dùng ngân sách khởi công mới các dự án nhà ở xã hội, tái định cư, tập trung cho các dự án chuyển tiếp. Điều chỉnh quy hoạch, quy mô các dự án bất động sản, tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp, như: giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường; áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua chuyển sang nhà ở xã hội, sử dụng đúng mục đích các khoản vay và huy động vốn từ khách hàng, thực hiện công khai, minh bạch, đúng cam kết tiến độ, tạo niềm tin với khách hàng
 
- Rà soát tất cả các dự án phát triển nhà ở để phân loại các dự án được tiếp tục thực hiện, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở, chuyển đổi sang phát triển nhà ở xã hội cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nguồn lực xã hội. Đề xuất giải pháp và kế hoạch chuyển đổi mua lại dự án nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội, quỹ nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng theo nhu cầu của Thành phố.
 
- Triển khai các chính sách giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm theo Nghị quyết của Chính phủ như gia hạn, miễn giảm thuế, tiền thuê đất…
 
2.3. Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh
 
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, các thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh, các chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khuyến khích hỗ trợ các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh.
 
- Chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính, cơ chế chính sách, đất đai, giải phóng mặt bằng... tạo mọi điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 
- Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục... Đôn đốc triển khai các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT sau khi rà soát. Tiếp tục nghiên cứu, triển khai thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 
 
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. 
 
- Tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi; tăng cường công tác chỉ đạo và hỗ trợ các chủ dự án giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của các chương trình, dự án ODA, vốn vay ưu đãi. 
 
- Triển khai thực hiện quyết định số 6023/QĐ-UBND ngày 24/12/2012 của UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011-2015, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đăng ký kinh doanh, tư vấn dự án, nâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án Vườn ươm doanh nghiệp phù hợp với Chương trình hành động ban hành kèm theo quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2015.
 
- Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền và bảo vệ tài sản trí tuệ cho hàng xuất khẩu, đặc biệt ở các thị trường tiềm năng của Việt Nam.
 
- Nghiên cứu, triển khai Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) và Techmart ảo để hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, chào bán công nghệ, thiết bị và giải pháp.
 
- Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính; đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, tập trung vào những vấn đề đang gây khó khăn, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 
2.4. Đẩy mạnh phát triển thương mại và xuất khẩu
 
- Hoàn thiện và trình UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch hành động của UBND Thành phố thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch cụ thể thực hiện trong năm 2013, đặc biệt, có định hướng và kiểm soát các mặt hàng nhập khẩu và các mặt hàng trong nước đã sản xuất được thay thế hàng nhập khẩu.
 
- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể xúc tiến thương mại đã được Thành phố phê duyệt tại quyết định số 5699/QĐ-UBND ngày 10/12/2012; đa dạng hoá với các đối tác mở rộng thị trường xuất khẩu không lệ thuộc vào một thị trường, quan tâm thị trường truyền thống. 
 
- Tận dụng mọi khả năng để tăng xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp; có biện pháp phù hợp để tăng cường thâm nhập các thị trường mới. 
 
- Tăng cường công tác quản lý thị trường, thực hiện Đề án nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường đối với thực phẩm lưu thông trên địa bàn giai đoạn 2012-2015 đã được phê duyệt tại quyết định số 5367/QĐ-UBND ngày 20/11/2012, kế hoạch cụ thể thực hiện trong năm 2013 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 09/11/2012 của UBND Thành phố về ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn; Đề án quản lý việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn giai đoạn 2012-2015 đã được phê duyệt tại quyết định số 5421/QĐ-UBND ngày 21/11/2012.
 
3. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN

3.1. Tăng cường tạo việc làm, bảo đảm thu nhập cho người lao động
 
-  Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tiếp tục phát triển thị trường lao động đến năm 2020, Chương trình giải quyết việc làm TP Hà Nội giai đoạn 2010-2015. Chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện thị xã thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm cho khoảng 140.000 lao động. Đẩy mạnh dậy nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Rà soát đánh giá chất lượng các cơ sở đào tạo nghề. Thực hiện các chương trình dạy nghề, ưu tiên dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các phiên giao dịch việc làm, tư vấn và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người lao động mất việc làm như bảo hiểm thất nghiệp, đăng tin tìm kiếm việc làm...; theo dõi, hỗ trợ kịp thời đối với người lao động gặp khó khăn, mất việc làm. 
 
- Nâng cao chất lượng dự báo và thông tin thị trường lao động; đề xuất các giải pháp để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. 
 
- Tăng cường tuyên truyền phố biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.
 
3.2. Thực hiện cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm an toàn lao động
 
- Tăng cường công tác thanh tra, đôn đốc xử lý việc vi phạm trả lương, nộp bảo hiểm xã hội của người lao động. Nắm bắt kịp thời tình hình, cùng doanh nghiệp tìm hiểu tháo gỡ khó khăn của công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp tập trung, tránh để xảy ra đình công, lãn công quy mô lớn. Phấn đấu để tỷ lệ thất nghiệp của Thành phố năm 2013 thấp hơn 4,8%;
 
- Thực hiện tiến trình cải cách tiền lương theo lộ trình của Chính phủ; tiếp tục tuyên truyền đến người sử dụng lao động và người lao động nhất là các điểm mới của Bộ luật lao động có hiệu lực từ 01/5/2013 (chính sách lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…);
 
- Xây dựng Đề án Phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017 (ban hành trong tháng 3/2013).
 
- Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch An toàn lao động, vệ sinh lao động TP Hà Nội năm 2013; Xây dựng và ban hành Đề án tăng cường năng lực của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội hoàn thành, phê duyệt vào tháng 12/2013, báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp cuối năm 2013; Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
 
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh; kiểm tra và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động nhằm giảm thiểu các vụ đình công, lãn công của người lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất.
 
3.3. Thực hiện tốt các chính sách đối với người nghèo, đối tượng chính sách
 
- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc người có công; Tập huấn, tuyên truyền Pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7, ngày Quốc khánh 2/9 và Tết cổ truyền. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách đối với người nghèo, đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn.
 
- Thực hiện tốt chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2020, các chương trình, dự án giảm nghèo nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững; năm 2013 giảm 16.500 hộ nghèo - tương đương giảm 1%. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo như vay ưu đãi tạo việc làm, nhân rộng mô hình giảm nghèo..., 
 
- Hỗ trợ kịp thời, đảm bảo đời sống cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai, bão lụt. Hướng dẫn người dân chủ động phòng, chống, cứu giúp lẫn nhau khi gặp thiên tai. Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020. 
 
- Thực hiện các cơ chế, chính sách an sinh xã hội (hỗ trợ khuyến khích hoả táng trên địa bàn Thành phố; trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ mua thẻ BHYT cho thành viên hộ cận nghèo; cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân;...);
 
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 30/11/2012 của UBND Thành phố về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2015. 
 
3.4. Tăng cường công tác phát triển thanh niên, chăm sóc trẻ em, bảo đảm bình đẳng giới, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi
 
- Xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai chương trình phát triển thanh niên Hà Nội 2011 – 2020 (theo Quyết định số 5528/QĐ-UBND ngày 29/11/2012).
 
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020; Đề án bảo vệ, chăm sóc và phát triển trẻ em vùng dân tộc, vùng khó khăn của thành phố; Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quyền cơ bản của trẻ em, trong đó quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, hỗ trợ bằng nhiều hình thức đạt 95%. Xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức và triển khai Tháng hành động vì trẻ em, các ngày lễ, tết thiếu nhi, cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. 
 
- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp. Quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp theo quy định. Tiếp tục triển khai dự án: Xây dựng mạng lưới trẻ em dựa vào cộng đồng  do Tổ chức Plan tài trợ, Chương trình hành động ngăn ngừa và giải quyết tình trạng tình trạng trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại nguy hiểm trên địa bàn Thành phố do Tổ chức Lao động quốc tế tài trợ. Dự thảo, trình UBND Thành phố ban hành Đề án xây dựng mạng lưới cộng tác viên làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tại xã, phường, thị trấn (tháng 9/2013).
 
- Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 96/KH-UBND triển khai Chương trình quốc gia về bình đẳng giới thành phố Hà Nội đến năm 2015. Đảm bảo sự bình đẳng của phụ nữ trong tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội và gia đình. Xây dựng và trình UBND TP ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội năm 2013 (tháng 1/2013). Tiếp tục duy trì hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thành phố theo Quy chế đã đề ra.
 
4. PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN

4. 1. Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và thông tin truyền thông
 
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quảng cáo, các hoạt động lễ hội, kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch; Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; Thực hiện tốt quy hoạch ngành đã được phê duyệt; Triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa; 
 
- Tăng cường quản lý nhà nước lĩnh vực văn hóa. Xây dựng cơ chế quản lý các di tích trên địa bàn Thành phố. Thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa bị xuống cấp nghiêm trọng. Xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đẩy mạnh thực hiện xây dựng nếp sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Thực hiện nghiêm nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang…
 
- Xây dựng, trình phê duyệt chiến lược gia đình Thủ đô giai đoạn 2013-2020 (tháng 4/2013).
 
- Đẩy mạnh các hoạt động thể thao quần chúng; chuẩn bị kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, vận động viên cho ASIAD 2019. 
 
- Về công tác thông tin truyền thông: Công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố; chủ động cung cấp thông tin về các vấn đề được xã hội quan tâm. Tuyên truyền sâu rộng về triển khai thực hiện Luật Thủ đô. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, bảo đảm thông tin khách quan, trung thực. Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm tích hợp dữ liệu của Thành phố.
 
4.2. Phát triển giáo dục và đào tạo
 
- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Kết luận số 51 KL/TW ngày 29/10/2012 của BCH Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chú trọng phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo trong hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; chú trọng đào tạo theo nhu cầu xã hội để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
 
- Triển khai quy hoạch phát triển giáo dục Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
 
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, song song với nâng cao chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho những nơi chưa có đủ trường. Làm tốt kiểm định chất lượng giáo dục. Đổi mới quản lý giáo dục đồng thời với việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học. Triển khai tích cực chương trình mục tiêu phát triển giáo dục. Thực hiện Đề án 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. Tập trung các điều kiện hoàn thành kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia. 
 
- Tăng cường thanh tra, giám sát  hoạt động của các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập và ngoài công lập; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
 
 - Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 29/11/2012 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015, trong đó dạy nghề cho hơn 30.000 lượt lao động nông thôn trong năm 2013; Tổ chức Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm Thành phố, Hội thi tay nghề thành phố năm 2013.
 
- Hoàn thiện, trình phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2020, định hướng đến 2030.
4.3. Phát triển khoa học và công nghệ
 
- Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ trực tiếp tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô. Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của Thủ đô.
 
- Tập trung công tác thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Triển khai các giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
 
- Nghiên cứu, triển khai Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) và Techmart ảo để hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, chào bán công nghệ, thiết bị và giải pháp. Triển khai đầu tư hình thành sàn giao dịch khoa học và công nghệ quốc gia tại thành phố Hà Nội liên thông với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các tỉnh, thành phố khác.
 
4.4. Công tác dân số và chăm sóc sức khỏe nhân dân
 
- Hoàn thành chỉ tiêu về công tác dân số - kế hoạch gia đình. Tăng cường hoạt động truyền thông, vận động về dân số - kế hoạch hóa gia đình tại các cấp. Triển khai Đề án “Tầm soát, phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015”. Thanh tra các cơ sở y tế về lựa chọn giới tính thai nhi nhằm giảm thiểu tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn Thành phố. Tham mưu, đề xuất chế tài xử lý đối với trường hợp sinh con thứ 3 trở lên.
 
- Chủ động phòng chống, kiểm soát dịch bệnh. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện phân cấp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
 
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 – 2020. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình y tế Quốc gia và Thành phố.
 
- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện kiểm tra, giám sát kiểm tra đột xuất thực hiện quy chế chuyên môn, hạn chế đến mức thấp nhất các tai biến xảy ra do sai sót về chuyên môn. Xây dựng, đổi mới  phong cách tiếp xúc, giao tiếp giữa cán bộ y tế và bệnh nhân; nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, giảm phiền hà, chú trọng các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. 
 
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất, nhập khẩu, cung ứng thuốc chữa bệnh, hoạt động khám chữa bệnh.
 
- Đầu tư xây dựng các cơ sở y tế theo Quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm: Bệnh viện đa khoa 1.000 giường Mê Linh, Bệnh viện Nhi Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn cơ sở 2, Bệnh viện đa khoa Đức Giang.
 
- Xây dựng và triển khai có hiệu quả các Đề án chuyên ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đặc biệt Đề án giảm quá tải bệnh viện, Đề án thu hút nguồn lực y bác sỹ, các Đề án phát triển các lĩnh vực mũi nhọn ngành y tế Thủ đô).
 
- Tăng cường quản lý hành nghề y dược tư nhân và đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng bệnh viện tư nhân đã được UBND Thành phố chấp thuận.
 
- Tích cực huy động nguồn vốn xã hội hoá, khuyến khích các đơn vị sử dụng nguồn vốn tự chủ để đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
 
5. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUY HOẠCH, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ GIAO THÔNG, XÂY DỰNG ĐÔ THỊ, HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐÔ THỊ, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 

5.1. Tập trung quyết liệt công tác xây dựng quy hoạch:
 
- Tập trung hoàn thiện trình duyệt các đồ án Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu theo kế hoạch; tiến hành lập và phê duyệt các đồ án thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, hoàn chỉnh quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ, phố cũ, công trình cao tầng khu vực nội đô lịch sử. 
 
- Hoàn thiện xây dựng, trình phê duyệt các quy hoạch ngành, lĩnh vực còn lại trong năm 2013.
 
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo quy hoạch.
 
5.2. Quản lý xây dựng đô thị:
 
- Đẩy mạnh quản lý đô thị, kiểm tra, giám sát, xử lý triệt để các hành vi xây dựng không phép, sai phép và xử lý nghiêm cán bộ, công chức không thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ, né tránh, bao che.
 
- Tiếp tục đôn đốc, xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở cho học sinh, sinh viên và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, trường học tại các khu đô thị mới. 
 
- Tiếp tục thực hiện cải tạo hệ thống thoát nước. Chỉ đạo xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung, hệ thống xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề. 
 
- Tập trung triển khai các dự án cung cấp nước sạch, thoát nước đô thị, xử lý chất thải rắn theo kế hoạch đã phê duyệt; tiếp tục triển khai Chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025.
 
5.3. Giảm ùn tắc giao thông :
 
- Thực hiện các giải pháp giảm ùn tắc và đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Phấn đấu giảm 30% số điểm ùn tắc giao thông; 20% cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương, so với năm 2012. 
- Đẩy nhanh xây dựng các cầu vượt theo kế hoạch. Phát triển giao thông tĩnh, xã hội hóa đầu tư các bến, bãi đỗ xe. 
 
- Triển khai đề án quản lý giao thông thông minh trên tuyến Đại lộ Thăng Long, triển khai xây dựng tuyến xe buýt nhanh Yên Nghĩa - Ba La - Kim Mã; Phối hợp triển khai dự án xây dựng hệ thống vé thẻ thông minh (QTicket); Phối hợp với Vụ Vận tải – Bộ GTVT để triển khai hiệu quả việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình xe, tránh tình trạng lắp đối phó hoặc có lắp nhưng không sử dụng.
 
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm giao thông đô thị: đường Trần Phú - Kim Mã, đường Vành đai II đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng, Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội; Các công trình giao thông cấp bách: Cầu vượt nút giao Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, cầu Dịch Vọng (giáp nút Đào Tấn) và các cầu trong nhóm 34 cầu yếu vượt sông (Yến Vĩ, Từ Châu, Thuần Lương, Yên Trình, Zet, Gốm, Đầm Mơ, 361, Rồng, Suối Hai, Bầu, Bìm, Quảng Tái....). 
 
- Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đường vành đai 1 đoạn Ô Đống Mác - đê Nguyễn Khoái, Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, Hoàng Cầu - Voi Phục, đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở. 
 
- Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh các tuyến đường sắt đô thị.
 
5.4. Tăng cường quản lý đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường:
 
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các dự án được giao đất cho thuê đất nhưng chậm triển khai, để hoang hóa; quản lý quỹ đất đất nông nghiệp, đất công ích, đất bãi bồi ven sông. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn Thành phố. 
 
- Đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ địa chính, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và hồ sơ quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố. Cơ bản hoàn thành kế hoạch cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức và người dân đối với các trường hợp đủ điều kiện.
 
- Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các dự án, đề án phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hoàn thành lập bản đồ ngập lụt trên địa bàn Thành phố Hà Nội có xét đến tác động của biến đổi khí hậu.
 
- Tăng cường kiểm tra hoạt động khoáng sản và sử dụng bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố. Kiên quyết ngăn chặn việc khai thác trái phép, khai thác lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hoàn thành Dự án quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố. 
 
- Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường; Đề án bảo vệ môi trường Thành phố đến năm 2020; Lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm, xử lý các vấn đề bức xúc về môi trường: Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đến năm 2020. Tổng hợp kết quả chương trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước sông, mương, hồ trên địa bàn thành phố và kế hoạch triển khai trong thời gian tiếp theo. Triển khai nhiệm vụ rà soát các cơ sở sản xuất công nghiệp, kiểm kê nguồn thải công nghiệp. Triển khai các nhiệm vụ trong Đề án thu gom, quản lý rác thải trên địa bàn các huyện của thành phố Hà Nội. 
 
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình ô nhiễm công nghiệp thuộc Kế hoạch 75/KH-UBND ngày 22/5/2012 của UBND Thành phố về quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2015. Hoàn thiện Dự án điều tra cơ bản và xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 
 
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình dự án nhà máy xử lý nước thải, rác thải trong giai đoạn 2013-2015. Đôn đốc thực hiện việc xây dựng trạm xử lý nước thải trong các khu, cụm, điểm công nghiệp làng nghề.
 
- Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức công đồng về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường. 
 
5.5. Huy động nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư và đẩy mạnh giải ngân các dự án:
 
- Đổi mới cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung vốn cho các công trình dự án cấp thiết, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ các dự án, công trình khởi công mới, xác định rõ nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả đầu tư. 
 
- Tập trung đôn đốc, giải quyết các vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm đầu tư của Thành phố giai đoạn 2011-2015. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án trong kế hoạch năm 2013, đặc biệt là các công trình trọng điểm, chương trình mục tiêu của Thành phố, dự án có tác động lan tỏa lớn. 
 
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để huy động nguồn lực đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm đầu tư. Đẩy mạnh triển khai thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Kiểm soát tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng các công trình, dự án theo hình thức BT, BOT.
 
- Rà soát quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội: Chương trình hành động - Ảnh 1