Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội

Kinhtedothi - Chiều 17/12, Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề: ‘’Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa’’ tiếp tục với Phiên toàn thể.

Trong Phiên toàn thể, Hội thảo tiếp tục nghe phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các báo cáo đánh giá về chính sách, pháp luật và nguồn lực cho phát triển văn hóa; kinh nghiệm quốc tế của một số nước và ý kiến tham luận, thảo luận của lãnh đạo một số địa phương, các chuyên gia trong nước, quốc tế, DN.

Toàn cảnh Hội thảo trong Phiên thảo luận chiều 17/12.

Chủ trì và điều hành Hội thảo có: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư Nguyễn Xuân Thắng; Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Các đại biểu chủ trì Hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nêu rõ: Với chủ đề về thể chế, chính sách và nguồn lực phát triển văn hóa, Hội thảo này là hoạt động thiết thực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa Toàn quốc năm 2021.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thường trực Ban Bí thư cho rằng, Nhân dân ta có nền văn hóa đặc sắc được kế thừa, bổ sung phát triển qua nhiều thế hệ, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được phát huy, với nhiều giá trị nhân văn, tinh thần đoàn kết phát huy cao độ. Nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc là bệ đỡ, tạo sức mạnh nội sinh để đất nước vượt qua muôn vàn thử thách, gian nan, tiến lên theo dòng chảy của lịch sử.

Những năm qua, đặc biệt kể từ thời kỳ đổi mới, với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng và các cơ quan Nhà nước, tham gia tích cực của MTTQ, Đoàn thể các cấp, sự chủ động nỗ lực của ngành văn hóa, nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được kế thừa, phát huy. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái được phát huy cao độ.

Thường trực Ban Bí thư cũng nhấn mạnh, chủ trương của Đảng trên các lĩnh vực quan trọng của văn hóa đã được thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy văn hóa phát triển. Việt Nam đã phê chuẩn, tham gia và nội luật hóa hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có các quyền về văn hóa, thúc đẩy bảo vệ các quyền về văn hóa, phù hợp các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế.

Các đại biểu tham dự Hội thảo. 

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng, để khơi thông và phát huy giá trị nguồn lực quan trọng này, trong quá trình xây dựng thể chế, chính sách về văn hóa, cần quán triệt, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của văn hóa, phải hiểu đúng, đầy đủ, toàn diện về văn hóa, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Thể chế, chính sách về văn hóa vừa phải có cái riêng, vừa phải được lồng ghép trong thể chế, chính sách về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, với tư cách văn hóa là nền tảng, đồng thời là mục tiêu của các lĩnh vực này, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đảm bảo con người có đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc và phát triển.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã tham luận, tập trung vào các vấn đề gồm:

- “Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá” của Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng

- “Kinh nghiệm quốc tế trong các chính sách văn hoá và đo lường văn hoá trong sự phát triển bền vững” của Trưởng đại diện tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) tại Việt Nam Christian Manhart.

- “Kết nối, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực Nhà nước, nguồn lực DN và nguồn lực xã hội phục vụ phát triển văn hoá” của Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Đoàn Minh Huấn.

- “Giáo dục văn hoá và giáo dục để phát triển văn hoá” của Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

- “Định hướng, chính sách và nguồn lực cho phát triển công nghiệp văn hoá, xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo” của Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong.

- “Chính sách và nguồn lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá thế giới Khu phố cổ Hội An” của Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hoá Hội An Phạm Phú Ngọc.

- “Giới thiệu về chính sách công nghiệp văn hoá của Hàn Quốc” của Nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam Park Nark Jong.

- “Vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo tồ và phát huy giá trị văn hoá dân tộc trong giai đoạn hiện nay” của Uỷ viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Thứ nhất BCH Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy.

 

Hội thảo hôm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục nói chung và đối với vùng đất văn hóa - con người Bắc Ninh nói riêng. Tỉnh Bắc Ninh hy vọng và tin tưởng được lắng nghe, tiếp thu nhiều ý kiến quý báu từ các nhà nghiên cứu; các nhà khoa học và các quí vị đại biểu; đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; cho rằng đây sẽ là những định hướng gợi mở quan trọng để tỉnh Bắc Ninh triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu trong thời gian tới; tiếp tục xây dựng thể chế, chính sách và nguồn lực, phát huy giá trị bản sắc văn hoá con người Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu chào mừng tại Hội thảo

Bàn thảo các giải pháp khơi thông các nguồn lực cho phát triển văn hoá

Bàn thảo các giải pháp khơi thông các nguồn lực cho phát triển văn hoá

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Thư viện mở” nuôi dưỡng tình yêu sách

“Thư viện mở” nuôi dưỡng tình yêu sách

20 Apr, 09:13 AM

Kinhtedothi - Để bồi đắp văn hóa đọc trong nhà trường, thu hút học sinh tìm đến sách và níu chân các em ở lại thư viện lâu hơn, các trường học Hà Nội đã sáng tạo nhiều mô hình thư viện mở, thư viện xanh, thư viện thân thiện…, tạo điều kiện thoải mái, thuận lợi nhất cho học sinh khi đọc sách.

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025 - “Con đường dẫn đến thành công”

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025 - “Con đường dẫn đến thành công”

20 Apr, 08:19 AM

Kinhtedothi - Tối 19/4, tại vườn hoa Kim Đồng, vườn hoa Tố Hữu (thuộc dải trung tâm thành phố), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức lễ khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025. Đây là hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi sự kiện văn hóa - thể thao chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025.

Nghệ An: ấn tượng chương trình nghệ thuật "50 năm đại thắng - 54 dân tộc một nhà"

Nghệ An: ấn tượng chương trình nghệ thuật "50 năm đại thắng - 54 dân tộc một nhà"

20 Apr, 08:15 AM

Kinhtedothi - Tối 19/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An phối hợp với UBND huyện Nghĩa Đàn tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Chương trình là dịp ôn lại những truyền thống vẻ vang, bản sắc, anh hùng của dân tộc, qua đó góp phần phát huy, phát triển trong thời đại kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Bước đồng hành

Bước đồng hành

20 Apr, 06:02 AM

Kinhtedothi - Người ta luôn tin trong tiến trình dựng xây và tái thiết đô thị hiện đại, trong hành trình đi đến TP sáng tạo và cả trong hành trình hội nhập với nhiều sắc màu, Hà Nội luôn có những xưa cũ truyền thống đồng hành cùng những mới mẻ sáng tạo. Bằng chứng là văn nghệ dân gian - những xưa cũ tưởng như đã cổ điển, đã bắt nhịp hài hòa và góp sắc hương độc đáo vào các hoạt động công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Bài 3: Thách thức trong thời đại công nghệ số

Bài 3: Thách thức trong thời đại công nghệ số

20 Apr, 05:52 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị thông minh, trò chơi trực tuyến, mạng xã hội bùng nổ khiến cho thanh niên, trẻ em bị cuốn vào vòng xoáy “ảo” mà dần xao nhãng việc học, đọc sách giấy. Đây là thách thức không nhỏ trong việc vun đắp văn hóa học tập nói chung, văn hóa đọc sách nói riêng cho giới trẻ hiện nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ