Đặc biệt, năm 2017, TP đã ban hành và triển khai 2 Quy tắc ứng xử (QTƯX) với nhiều sáng kiến hay, giải pháp cụ thể, bước đầu đạt hiệu quả trong việc chấn chỉnh văn hóa ứng xử.Định hướng chuẩn mực văn hóaNăm 2016, khi Hà Nội chuẩn bị ban hành 2 QTƯX, dư luận còn đặt nhiều câu hỏi hoài nghi về một số tiêu chí. Đơn cử như đối với bộ QTƯX của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội, đã có nhiều ý kiến tranh luận quy định mặc trang phục khi QT khuyến cáo công chức mặc áo có ống tay, có cổ hay váy dài đến gối, không xăm hình, không vẽ hình phản cảm, sử dụng trang sức, mỹ phẩm, nước hoa phù hợp. Một số chuyên gia văn hóa đã góp ý, bộ QTƯX việc đưa ra quy chuẩn là cần thiết. Tuy nhiên, khuyến cáo về cách ăn mặc nên tùy theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực chứ không nên cứng nhắc theo mẫu số chung.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc thăm tuyến đường hoa thanh niên tại phường Thanh Trì. Ảnh: Linh Nguyễn |
Trước một số phản hồi từ dư luận, Sở VH&TT Hà Nội với vai trò là cơ quan thường trực xây dựng trình TP xem xét ban hành 2 QTƯX cho biết, những bộ QTƯX không phải là văn bản pháp quy mang tính bắt buộc thực hiện mà 2 QTƯX đưa ra những chuẩn mực chung khuyến cáo người dân cùng thực hiện. Sau hơn 3 năm thực hiện, có thể thấy rõ hiệu quả từ việc ban hành 2 bộ quy tắc này. Và để ban hành được 2 bộ QTƯX, Sở đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng, điều tra xã hội học ở nhiều địa bàn trên toàn TP và triển khai có bài bản, trọng tâm, trọng điểm. Ngay sau khi ban hành, các đơn vị cũng đã có kế hoạch triển khai cụ thể để đưa 2 quy tắc vào cuộc sống. Nếu năm 2018, Hà Nội chủ trương tập trung tuyên truyền 2 QTƯX, đặc biệt là đối với QTƯX xử nơi công cộng thông qua các cuộc thi, các hình thức tuyên truyền trực quan, tổ chức tọa đàm đến tận thôn, làng, tổ dân phố…, thì năm 2019, là năm tập trung vào việc triển khai thực hiện QTƯX tới từng đối tượng, phạm vi cụ thể nhằm đưa QTƯX trở thành nề nếp trong đời sống Nhân dân Thủ đô.Để cụ thể hóa chủ trương đó, Hà Nội đã ban hành và triển khai thực hiện hướng dẫn tổ chức thực hiện các mô hình tuyên truyền QTƯX của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội và QTƯX nơi công cộng trên địa bàn TP. Trong đó, các mô hình được triển khai đã bao hàm các đối tượng, phạm vi thực hiện cụ thể, rõ ràng và phù hợp với các nội dung của QTƯX. Cụ thể, QTƯX của của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội: Mô hình bộ phận một cửa, một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp; Mô hình cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; Mô hình xây dựng trường học thân thiện, nói lời hay làm việc tốt, cảnh quan đẹp. QTƯX nơi công cộng là mô hình chung cư văn hoá, ứng xử lịch thiệp, tôn trọng không gian chung; Mô hình đoàn xe tuyên truyền lưu động về ứng xử văn hóa, vệ sinh môi trường, chấp hành giao thông; Mô hình hướng dẫn Nhân dân, tiểu thương khu phố cổ thân thiện với du khách, không chèo kéo, tăng giá, ép du khách sử dụng dịch vụ…Bước ngoặt trong văn hóa ứng xửNhiều năm trước đây, bãi rác Phúc Tân (phường Phúc Xá, quận Hoàn Kiếm) là nơi tập kết rác thải sinh hoạt, tiềm ẩn nhiều tệ nạn xã hội. Nhưng từ đầu năm 2020, dự án nghệ thuật chỉnh trang con đường ven đê sông Hồng thuộc phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm đã làm thay đổi bộ mặt của khu dân cư. Nhờ có dự án, điểm tập kết rác biến mất, môi trường sạch sẽ hơn, con đường nghệ thuật được chăm chút bằng chính bàn tay của người dân nơi đây, với sự giúp đỡ chính quyền địa phương, các nhà mỹ thuật Thủ đô trở thành nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh. “Thay vì chiều chiều ra bờ sông đổ rác, người dân Phúc Xá đã dựng lên những sân chơi bóng chuyền hơi, cầu lông. Trẻ em được thoả thích nô đùa bên những chiếc cầu trượt, cùng nhau chơi trò đuổi bắt. Người già ung dung ngồi trên những chiếc ghế được các nhà thiết kế tái chế từ phế liệu để chơi cờ, hóng gió, cảm nhận không khí mát lành của ngôi làng ven sông. Bất ngờ hơn, chúng tôi còn thấy của một số hãng lữ hành đã tổ chức tuor du lịch dẫn khách nước ngoài đến thăm quan, tìm hiểu về đời sống văn hoá, tinh thần của con đường phía sau TP” - anh Bùi Hoàng Long (người dân phường Phúc Xá) cho biết. Bãi rác Phúc Tân thành con đường nghệ thuật là một trong những điểm xuyết thành công của việc thực hiện QTƯX nơi công cộng.Theo Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thanh Bình, 2 QTƯX đã đi vào cuộc sống. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có chuyển biến tích cực trong việc chấp hành các quy định, quy chế của cơ quan, đơn vị về thực hiện nhiệm vụ được giao; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả. Thái độ của cán bộ, công chức ở bộ phận “một cửa” UBND các xã, phường, thị trấn có sự thay đổi rõ rệt. “Khảo sát tại phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) và xã Di Trạch (huyện Hoài Đức) trước đây ghi nhận còn sai sót, thì nay đã chuyển biến tích cực. Cán bộ nhiệt tình, trách nhiệm hơn với công việc. Phiếu đánh giá mức độ hài lòng của người dân đều có nhận xét tích cực, mức độ hài lòng đạt trên 97%” - ông Nguyễn Thanh Bình chia sẻ.Sau hơn 3 năm thực hiện, 2 bộ QTƯX đã từng bước góp phần xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa tốt đẹp nơi công sở; xây dựng hình ảnh người Hà Nội văn minh, thanh lịch; song thực thế cho thấy vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Sau khi QTƯX trong các cơ quan được an hành, TP đã xử lý nghiêm những vụ vi phạm như vụ cấp giấy chứng tử ở phường Văn Miếu (năm 2017); vụ việc Hiệu trưởng, Hiệu phó trường THCS Mỹ Lương huyện Chương Mỹ đi lễ chùa trong giờ hành chính (2018); Chủ tịch UBND xã Vật Lại (Ba Vì) mời dự đám cưới của con trong giờ làm việc (2017) hay vụ nữ công an quận Đống Đa gây rối trật tự công cộng tại sân bay Tân Sơn Nhất (năm 2019)…Vừa qua, sau khi khảo sát việc thực hiện QTƯX nơi công cộng trên địa bàn TP Hà Nội, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà nhìn nhận, ngoài tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 QTƯX tại các cơ quan, đơn vị thuộc TP, Sở VH&TT Hà Nội cần tham mưu xây dựng các chế tài xử lý đối với trường hợp vi phạm gắn với các quy định cụ thể.
"Để các bộ QTƯX có thể áp dụng cho mọi đối tượng, từ công nhân, nông dân, tiểu thương tới cán bộ, công chức, người sống ở Hà Nội lâu năm cũng như người mới đến là một việc không thể tính hiệu quả trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, tất cả những quy định phù hợp với truyền thống Việt Nam và thông lệ quốc tế đều có thể thực hiện vì chúng ta đã hội nhập, không thể giữ mãi lối sống cũ." - TS Nguyễn Viết Chức - Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long |