Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vẻ đẹp trầm mặc của di tích Quốc gia đặc biệt đền Hát Môn

Trọng Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dự kiến ngày 6/4/2022, huyện Phúc Thọ sẽ tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 1982 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 2022) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hát Môn.

Đền Hát Môn, còn gọi là đền Quốc tế, đền Hai Bà Trưng, thuộc địa bàn xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội. Theo một số tài liệu ghi lại, vùng Hát Môn là nơi Hai Bà Trưng tổ chức hội quân sĩ sau khi hội tại thành Phong Châu. Đây cũng là nơi tuẫn tiết của Hai Bà Trưng khi cuộc khởi nghĩa thất bại.

Đền Hát Môn, còn gọi là đền Quốc tế, đền Hai Bà Trưng, thuộc địa bàn xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội. Theo một số tài liệu ghi lại, vùng Hát Môn là nơi Hai Bà Trưng tổ chức hội quân sĩ sau khi hội tại thành Phong Châu. Đây cũng là nơi tuẫn tiết của Hai Bà Trưng khi cuộc khởi nghĩa thất bại.

Tương truyền, đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hóa sinh vào cõi bất diệt. Đền quay hướng Tây Nam gồm các công trình kiến trúc chính: Quán Tiên, miếu Tạm ngự, nghi môn, nhà phương đình, đàn Thề, tam quan, tiền tế, trung đường, hậu cung, tả hữu mạc, gò Giấu ấn, nhà tưởng niệm bà Nguyễn Thị Định, nhà khách, khu phụ…

Tương truyền, đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hóa sinh vào cõi bất diệt. Đền quay hướng Tây Nam gồm các công trình kiến trúc chính: Quán Tiên, miếu Tạm ngự, nghi môn, nhà phương đình, đàn Thề, tam quan, tiền tế, trung đường, hậu cung, tả hữu mạc, gò Giấu ấn, nhà tưởng niệm bà Nguyễn Thị Định, nhà khách, khu phụ…

Đền Hát Môn còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về văn hóa, lịch sử, gồm: 293 di vật, cổ vật với nhiều chủng loại và phong phú chất liệu, như: Gỗ, đá, đồng, sứ, giấy, kim loại... có niên đại trải dài từ thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn đến nay.

Đền Hát Môn còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về văn hóa, lịch sử, gồm: 293 di vật, cổ vật với nhiều chủng loại và phong phú chất liệu, như: Gỗ, đá, đồng, sứ, giấy, kim loại... có niên đại trải dài từ thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn đến nay.

Hội đền Hát Môn được tổ chức hàng năm vào ngày 6 tháng 3 (âm lịch), với các nghi lễ và trò diễn dân gian thu hút đông đảo Nhân dân địa phương và khách thập phương. Đặc biệt, tục làm bánh trôi và lễ rước bánh trôi dâng Hai Bà đã trở thành một sinh hoạt văn hóa độc đáo của vùng đất này.

Hội đền Hát Môn được tổ chức hàng năm vào ngày 6 tháng 3 (âm lịch), với các nghi lễ và trò diễn dân gian thu hút đông đảo Nhân dân địa phương và khách thập phương. Đặc biệt, tục làm bánh trôi và lễ rước bánh trôi dâng Hai Bà đã trở thành một sinh hoạt văn hóa độc đáo của vùng đất này.

Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, Đền Hát Môn được chọn làm nơi sinh hoạt, luyện tập của dân quân du kích địa phương. Những sự kiện lịch sử và hệ thống di tích quanh vùng sông Hát góp phần làm giàu thêm nội dung và tôn cao giá trị của đền thờ Hai Bà Trưng.Với những giá trị đặc biệt, di tích Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013).

Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, Đền Hát Môn được chọn làm nơi sinh hoạt, luyện tập của dân quân du kích địa phương. Những sự kiện lịch sử và hệ thống di tích quanh vùng sông Hát góp phần làm giàu thêm nội dung và tôn cao giá trị của đền thờ Hai Bà Trưng.Với những giá trị đặc biệt, di tích Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013).

Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết: Lễ dâng hương nhằm khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Qua đó, giáo dục và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Dự kiến, lễ dâng hương kỷ niệm 1982 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng sẽ được huyện Phúc Thọ tổ chức vào ngày 6/4/2022 (tức ngày 6/3 âm lịch). UBND huyện đã ban hành kế hoạch số 464/KH-UBND, giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban, UBND xã Hát Môn, bảo đảm lễ dâng hương trang trọng, an toán, tiết kiệm, và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết: Lễ dâng hương nhằm khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Qua đó, giáo dục và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Dự kiến, lễ dâng hương kỷ niệm 1982 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng sẽ được huyện Phúc Thọ tổ chức vào ngày 6/4/2022 (tức ngày 6/3 âm lịch). UBND huyện đã ban hành kế hoạch số 464/KH-UBND, giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban, UBND xã Hát Môn, bảo đảm lễ dâng hương trang trọng, an toán, tiết kiệm, và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Dự kiến, lễ dâng hương kỷ niệm 1982 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng sẽ được huyện Phúc Thọ tổ chức vào ngày 6/4/2022 (tức ngày 6/3 âm lịch). UBND huyện đã ban hành kế hoạch số 464/KH-UBND, giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban, UBND xã Hát Môn, bảo đảm lễ dâng hương trang trọng, an toán, tiết kiệm, và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.