Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vẻ đẹp uy nghiêm của ngôi đền thờ Phùng Hưng lớn nhất Việt Nam

Kinhtedothi - Đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) được lập ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, nhưng ngôi đền ở Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) có quy mô lớn nhất, kiến trúc độc đáo nhất, chứa đượng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa nhất.
 Nằm cách Hà Nội hơn 50km, Làng cổ Đường Lâm là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Đây là ngôi làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia năm 2006. 
 Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có thể nói làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật khiến cho nơi đây trở thành một điểm nhấn du lịch của Hà Nội. 
 Ngoài ra, đây còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” – nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền nên nơi đây còn gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa Nho học khiến du khách ai cũng một lần muốn ghé qua.
 Phùng Hưng là thủ lĩnh nghĩa quân khởi nghĩa vào tháng 4 năm Tân Mùi (791) chống lại ách đô hộ khắc nghiệt của nhà Đường. 
 Ông làm tổng chỉ huy, chia quân làm 5 mũi, do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bố Bá Cần chỉ huy tiến đánh bao vây Thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). 
 Tên đô hộ Cao Chính Bình cùng 4 vạn quân đã ra sức chống cự, nhưng sau 7 ngày đã bị thất bại nặng nề. Quân địch bị tổn thất, Cao Chính Bình vì lo sợ mà sinh bệnh rồi chết.
 Sau khi chiếm được thành, Phùng Hưng tổ chức lại việc cai trị và xây dựng quyền tự chủ lâu dài. Ông coi chính sự được 7 năm rồi mất.
Đền thờ Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi, trong đó ở Đường Lâm đền thờ có quy mô lớn nhất nhưng chưa rõ niên đại xây dựng.
 Vì vậy đền thờ có kiến trúc đời nhà Nguyễn vào những năm đầu thế kỷ XX gồm các hạng mục công trình như: Tả – Hữu Mạc, Đại Bái, Hậu Cung. 
 Tuy nhiên việc đền thờ có hình dáng như ngày nay là do có một đợt trùng tu lớn vào năm 1889 (đời vua Thành Thái). 
 
 
 Một số hoa văn, linh vật được trang trí trong đình như: bờ nóc, đầu xà, điểm nối giữa các bộ vì, kèo, cột. 
 Tượng Phùng Hưng được an toạ ở Hậu Cung.
 Xung quanh đền có một số cây lấy gỗ, ăn quả đã có niên đại lâu đời như: lim, nhãn, đa…
 
Trong đền thờ có tấm bia Phùng tự bi ký ở đình Đoài Giáp được tạc vào năm Hồng Đức thứ 4 (1473) đã chép lại rất nhiều thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Ngài.
 Ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân Đường Lâm và con cháu họ Phùng, du khách thập phương lại hội tụ về đây để tỏ lòng thành kính đối với ông.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghệ An: ấn tượng hình ảnh cờ đỏ sao vàng khắp các cung đường 

Nghệ An: ấn tượng hình ảnh cờ đỏ sao vàng khắp các cung đường 

28 Apr, 08:32 PM

Kinhtedothi - Hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tại Nghệ An, từ thành thị tới nông thôn, miền núi đến biên giới xa xôi, trên các cung đường, ngõ phố, bản làng đều rực rỡ cờ, hoa mừng ngày đại lễ.

Cơ bản hoàn thành chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho 3,41 triệu người hưởng

Cơ bản hoàn thành chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho 3,41 triệu người hưởng

28 Apr, 06:43 PM

Kinhtedothi - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) của kỳ tháng 5/2025, tính đến 15 giờ ngày 28/4, toàn hệ thống BHXH Việt Nam đã cơ bản hoàn thành chi trả đối với 3,41 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, đảm bảo nhanh gọn, thuận lợi, an toàn, đúng quy định.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ