Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vì sao chiết khấu phát hành SGK 20%, NXB Giáo dục Việt Nam vẫn phải bù lỗ?

Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT cho rằng, với mức chiết khấu sách giáo khoa (SGK) từ 18 - 20%, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đang bị các công ty sách thiết bị trường học phản ứng.
Ảnh minh họa
Trước những ý kiến cho rằng chiết khấu phát hành SGK lên tới 25% nhưng lại lỗ tới 40 tỷ đồng in ấn, phát hành mỗi năm, Bộ GD&ĐT đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ. Cụ thể, tối 1/10, Bộ GD&ĐT cho biết, thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn SGK để thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm học 2002 - 2003. Để tổ chức biên soạn bộ SGK, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định thành lập đội ngũ tác giả và tổ chức biên soạn SGK; Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định SGK và tổ chức thẩm định SGK các môn học.
Bộ GD&ĐT giao NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức bản thảo, biên tập, thiết kế-minh họa, đăng ký xuất bản, in và phát hành SGK. Từ đó đến nay, việc in SGK do NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn các nhà in có đủ năng lực để bảo đảm chất lượng, tiến độ, giá thành hợp lý.
Theo Bộ GD&ĐT, toàn bộ các công ty sách - thiết bị trường học (TBTH), các đối tác phát hành, các đại lý, cửa hàng bán lẻ... trong kênh phân phối SGK đều hoạt động theo Luật DN và chịu tác động của các quy luật của thị trường. Các cấp đại lý (bán hàng) phải tự hạch toán, tự cân đối... không được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong việc phát hành SGK.
SGK cũng như mọi hàng hóa khác, để tới được tay học sinh trải qua một quá trình lưu thông trên thị trường. Vì thế, cần có chiết khấu hay còn gọi là phí phát hành mà các cấp đại lý trong kênh phân phối dùng để chi trả chi phí trong toàn bộ quá trình bán hàng.
Bộ GD&ĐT cho rằng, mức chiết khấu phát hành đối với SGK hiện nay (18 - 20%) là rất thấp so với mặt bằng chiết khấu đối với mặt hàng sách nói chung của các NXB.
Hơn nữa, giá SGK hiện nay ở mức thấp, chỉ bằng 30 - 40% đối với giá của các loại sách khác (có cùng số trang) nên giá trị thu được sau khi phát hành SGK càng nhỏ. Vì thế, các đối tác phát hành không mặn mà với việc phát hành SGK do phần hoa hồng thu được không đảm bảo bù đắp đủ các chi phí lưu thông, bán hàng.
Theo Bộ GD&ĐT, để kìm giữ được giá SGK như hiện nay, đồng thời giảm bớt việc phải bù đắp khoản lỗ trong việc in và phát hành SGK, trong 16 năm qua, NXB Giáo dục Việt Nam đã nỗ lực tìm phương án thuyết phục các công ty Sách thiết bị trường học đồng thuận, cùng chia sẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành để giảm dần chiết khấu đối với SGK.
Cụ thể, trước năm 2008, mức chiết khấu SGK được áp dụng từ 21 - 34% tùy theo địa bàn có khó khăn về điều kiện đường xá (đồng bằng - biên giới, hải đảo), phương tiện vận chuyển (ô tô, xe thồ, xe ngựa) cũng như mức độ phát triển kinh tế.
Năm 2008, NXB Giáo dục Việt Nam đề nghị các nhà in không tăng giá in và các công ty phát hành sách TBTH chia sẻ một phần khó khăn bằng việc điều chỉnh chiếu khấu phát hành SGK xuống từ 20% đến 27%.
Trước bối cảnh giá giấy in và công in tăng cao, năm 2010, NXB Giáo dục Việt Nam đã buộc phải đề nghị các công ty sách TBTH tiếp tục đồng thuận, chia sẻ áp dụng chung mức chiết khấu chung (20%) đối với tất cả các đối tác.
Theo Bộ GD&ĐT, mức chiết khấu phát hành SGK từ 18 - 20% như hiện nay là một khó khăn rất lớn đối với các công ty sách TBTH, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo. Các đối tác phát hành, các Câu lạc bộ công ty sách TBTH ở các miền đã nhiều lần kiến nghị, gửi văn bản đề nghị tăng phí phát hành hoặc hỗ trợ chi phí vận chuyển từ 2 - 5%.
Do giá SGK do Bộ Tài chính quản lý, chưa được điều chỉnh nên NXB Giáo dục Việt Nam đang phải bù lỗ và đã bị các công ty phát hành phản ứng. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, NXB Giáo dục Việt Nam luôn cố gắng vì lợi ích của học sinh, vì nhiệm vụ của ngành cung ứng đầy đủ đồng bộ kịp thời những cuốn SGK với giá bán thấp nhất tới học sinh trên mọi vùng miền của tổ quốc, không để học sinh phải bỏ học vì thiếu SGK.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: tỷ lệ chọi của 15 trường THPT công lập hot

Hà Nội: tỷ lệ chọi của 15 trường THPT công lập hot

13 May, 09:32 PM

Kinhtedothi – Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường THPT tại kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có một số biến động so với năm trước nhưng hầu hết các trường THPT hot vẫn có số lượng dự tuyển cao.

Đề xuất tăng ưu đãi cho giáo viên mầm non, nhân viên trường học

Đề xuất tăng ưu đãi cho giáo viên mầm non, nhân viên trường học

13 May, 07:42 PM

Kinhtedothi – Nhằm tạo hành lang pháp lý để các địa phương triển khai chính sách một cách đồng bộ, công bằng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giữ chân nhân sự, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT đề xuất tăng phụ cấp, ưu đãi cho giáo viên mầm non, dự bị đại học và nhân viên trường học.

Nỗ lực củng cố kiến thức, hỗ trợ tinh thần cho học sinh lớp 9

Nỗ lực củng cố kiến thức, hỗ trợ tinh thần cho học sinh lớp 9

13 May, 03:21 PM

Kinhtedothi – Hơn 20 ngày nữa, kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Thời điểm này, hàng trăm nghìn học sinh lớp 9 tại Hà Nội đang nỗ lực ôn tập để củng cố kiến thức trong giai đoạn nước rút. Bên cạnh các em, cha mẹ, thầy cô luôn quan tâm sát sao để cổ vũ tinh thần.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ