Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam chính thức là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc

Kinhtedothi - Hôm nay (1/1), Việt Nam chính thức đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Đây là 1 nhiệm vụ đáng tự hào nhưng cũng đem lại đầy thách thức, trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có nhiều diễn biến phức tạp .
Đoàn Việt Nam vui mừng sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam được bầu chọn là Ủy viên không thường trực, tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019 (Ảnh: TTXVN).
Từ tháng 1/2020, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, trong đó Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc trong tháng 1/2020 và tháng 4/2021. Đây là lần thứ hai Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Việt Nam từng là thành viên không thường trực tại Hội đồng này nhiệm kỳ 2008 - 2009 và đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng vào tháng 7/2008 và tháng 10/2009.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc có 15 thành viên, trong đó 5 thành viên thường trực và 10 thành viên được bầu với nhiệm kỳ 2 năm. Là một trong 6 cơ quan chính của Liên Hợp quốc, Hội đồng Bảo an được thành lập nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Theo Điều 39 của Hiến chương Liên Hợp quốc, Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên Hợp quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe dọa đối với hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.
Việc tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc là cơ hội để các nước nâng cao vị thế trên trường quốc tế thông qua việc đóng góp tiếng nói và tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế. Được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc là một vinh dự lớn với bất kỳ quốc gia nào, bởi nước đó sẽ có thể đóng góp vào việc ra quyết định về các vấn đề quan trọng của thế giới.
So với nhiệm kỳ đầu cách đây 10 năm, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm hơn. Quan điểm và lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề lớn, trong đó có những vấn đề thuộc chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an, nhận được sự ủng hộ cao của cộng đồng quốc tế. Vai trò và vị thế của Việt Nam được các nước ghi nhận và đánh giá cao. Các yếu tố này đã giúp Việt Nam giành thắng lợi gần như tuyệt đối trong cuộc bầu cử vừa qua. Với tinh thần trách nhiệm cao, Việt Nam đã triển khai nhiều công việc để sẵn sàng đảm nhận tốt vai trò này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

09 May, 07:31 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, xã cùng các doanh nghiệp, tiểu thương, người dân trên địa bàn.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ