Lefaso cho biết, Việt Nam tiếp tục xếp vị trí thứ 2 trong top 10 nước xuất khẩu giày dép lớn nhất hiện nay, với 1,02 tỷ đôi giày, tương ứng 7,4% sản lượng cung ứng giày dép toàn cầu trong năm 2017.
Đặc biệt, sản phẩm ba lô, túi xách của Việt Nam tiếp tục vươn lên vị trí top 5 quốc gia xuất khẩu mặt hàng này nhiều nhất thế giới hiện nay.
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ba lô túi xách của Việt Nam ước đạt 3,3 tỷ USD, chiếm 5,5% tỷ trọng sản xuất toàn cầu, nhưng chỉ bằng khoảng 1/7 nếu so với tỷ lệ cung ứng của Trung Quốc.
Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu giày lớn nhất thế giới, với 9,31 tỷ đôi, chiếm 67,3% sản lượng của 23 tỷ đôi giày mà thế giới đã tiêu thụ trong năm 2017.
Theo số liệu của Lefaso, hết năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 17,93 tỷ USD, tăng 10,7%, trong đó xuất khẩu giày dép đạt 14,67 tỷ USD, tăng 12,8%, túi cặp, va li các loại đạt 3,26 tỷ USD, tăng 2%.Năm qua, xuất khẩu của khối DN FDI tiếp tục tăng, chiếm 80,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, trong đó FDI chiếm tỷ trọng 80,5% đối với giày dép và 81,1% đối với túi xách.Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày, với 5,835 tỷ USD 11 tháng 2017, tiếp đến là EU với 4,949 tỷ USD.Nhật Bản đã không còn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của ngành da giày, mà thế vào vị trí đó là Trung Quốc, với kim ngạch đạt gần 1,2 tỷ USD (số liệu 11 tháng năm 2017).Xuất khẩu sang Đức cũng đã cán mốc 1.046 tỷ USD, trong khi sang Nhật xấp xỉ 1 tỷ USD. Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giày dép tới trên 100 nước, trong đó 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD.Năm 2018, ngành da giày Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt từ 19,5 - 20 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2017; sản xuất công nghiệp da giày tăng 5% so với năm 2017; tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm da giày đạt 55%. Xuất khẩu giày dép tiếp tục đứng thứ 4 và túi-cặp đứng thứ 10 trong TOP 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.