Tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội chiều 31/10, Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) tham luận về phát triển công nghiệp 4.0, cho rằng cần định vị rõ Việt Nam đang đứng ở đâu trong sân chơi này để xác định cơ hội và giải pháp hành động phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) dẫn lại việc giải cứu thịt lợn thời gian qua cho thấy nhiều điểm yếu được bộc lộ, sản xuất manh mún, thiếu thông tin... nhìn sang nước bạn thấy rõ, một quả táo dù bán ở đâu thì cũng chỉ cần 1 chiếc điện thoại có thể biết được nguồn gốc của nó.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường - TP Hà Nội phát biểu ý kiến |
Trong khi đó, ở một số hoạt động có những hệ máy tiến lên 3.0 nhưng không phải do chủ động về công nghệ mà do sự du nhập trong toàn cầu hóa và tính bắt buộc phải có dẫn dắt theo dây chuyền sản xuất của thế giới. Nền sản xuất phân mảnh, đứt gãy và sản phẩm đầu ra khiếm khuyết, hàng hóa không có tính cạnh tranh. Hầu như trong mọi ngành nghề, chúng ta vấp phải tình trạng cực khó trong thay đổi phương thức làm việc và trang thiết bị đi kèm, chúng ta buộc phải qua 3.0 trước. Trường hợp lạc quan nhất nếu đạt được 3.0 nhưng so với trí thuệ nhân tạo của 4.0 thì thua rất xa vì thế cạnh tranh tổng thể các mặt so với thế giới rất yếu.Lâu nay, Việt Nam trông chờ vào dòng ốn FDI với sự dịch chuyển vốn, công nghệ và quản trị hiện đại, tuy nhiên, hầu hết các ngành nghề thu hút FDI thâm dụng lao động, tài nguyên và chi phí rẻ như chi phí nhân công, ưu đãi thuế, đất đai... Bước lên 4.0 xu hướng dòng vốn FDI quay đầu trở về chính quốc, tận dụng sức mạnh 4.0 tại đó tốt hơn. Thế mạnh nguồn nhân lực giá rẻ rất có thể trở thành gánh nặng xã hội. Khó khăn là rất lớn nhưng cơ hội cũng mở ra, Việt Nam có 50% dân số phổ cập internet, hơn 55% đang sử dụng điện thoại thông minh, trên 90% số này thường xuyên vào mạng xã hội. Chỉ cần giúp 1% trong số này đạt trình độ chuyên gia công nghệ thì Việt Nam có nửa triệu động lực 4.0 hứa hẹn tạo ra hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Những người Việt biết tận dụng sức mạnh của cách mạng 4.0, truy cập thế giới số, có thể làm giàu, kinh doanh nhờ cung cấp từ xa cho khách hàng trên khắp thế giới sản phẩm dịch vụ tiện lợi. Đại biểu góp ý một số nội dung Chính phủ cần quan tâm, theo đó, Chính phủ cần tiên phong tuyên bố chiến lược về chính sách quốc gia về cách mạng 4.0 và sử dụng công cụ chính sách để kích ứng sự thay đổi của các doanh nghiệp. Khoa học công nghệ phải thực sự là quốc sách hàng đầu định hướng nghiên cứu vào cách mạng công nghiệp 4.0. Cần xác định đặc trưng cách mạng 4.0 cho Việt Nam là thông minh đồng thời ưu tiên tiềm năng quốc gia như nông nghiệp, giáo dục, du lịch... học cách uber làm vận tải thông minh bằng cách kết hợp công nghệ và kinh tế chia sẻ...Ví dụ du lịch gắn kết với công nghệ số để bán được chuỗi dịch vụ, giới thiệu ra thế giới...Theo đại biểu, Chính phủ nên điều chỉnh cơ cấu kinh tế, hướng vào dịch vụ du lịch, logistic, bán lẻ; xác định rõ trọng điểm đầu tư các ngành nghề; phát triển nguồn nhân lực công nghệ; đối với những ngành nghề như tài chính, ngân hàng, giao thông thế giới đã tiến rất xa chúng ta cần mạnh dạn đầu tư để đi tắt, đón đầu...