Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Việt Nam giảm 8% khí nhà kính vào năm 2030

Hà Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đến 2030, Việt Nam cam kết giảm ít nhất 8% khí nhà kính và sẽ cố gắng giảm tới 25% khí nhà kính khi nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các quốc gia phát triển.

Đây là nhận định của ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên Môi trường - TNMT) tại buổi thảo luận với chủ đề “Biến đổi khí hậu: Chúng ta đang ở đâu, chúng ta sẽ đi đâu và đi như thế nào?” do Bộ TNMT phối hợp cùng Phái đoàn Liên Minh châu Âu (UNDP) tại Việt Nam tổ chức sáng 28/9.

Việt Nam giảm 8% khí nhà kính vào năm 2030.

Đối với những nỗ lực trong việc thực hiện Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, ông Tăng Thế Cường khẳng định, Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực trong việc thực hiện Hiệp định Paris. Theo đó, trong thời gian qua, gần 50/63 tỉnh, TP trong cả nước đã triển khai những kế hoạch về việc thực hiện Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Chia sẻ về những chương trình hỗ trợ của phía Liên minh châu Âu (EU) dành cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đối với việc chống biến đổi khí hậu, Đại sứ, Trưởng UNDP Bruno Angelet cho biết, Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu và những thảm họa thiên nhiên.

“Những nhất quán với các cam kết đối với việc chống biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững, EU đã tích cực giúp đỡ Việt Nam trong việc giảm thiểu biến đối khí hậu thông qua thực hiện cải cách về năng lượng và khả năng thích ứng thông qua hỗ trợ các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, những biện pháp thích ứng phù hợp”, ông Bruno Angelet chia sẻ.

Liên quan tới vấn đề phân loại rác ở Việt Nam, Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu Tăng Thế Cường cho biết, từ những năm 2000, chính phủ Việt Nam đã triển khai các chương trình phân loại rác tại một số địa phương, tuy nhiên do sự triển khai thiếu đồng bộ khiến những dự án này sớm thất bại.

Trong những năm gần đây, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều dự án xử lý rác thải, điển hình là Dự án nâng cao năng lực xây dựng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh tại Hà Nội do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam hỗ trợ từ 2016 - 2017. Theo đó, dự án này đã được triển khai trên khắp Hà Nội và đạt được nhiều thành công nhờ có sự hỗ trợ từ truyền thông, tạo động lực cho người dân Tuy nhiên, ông Cường cho rằng, bên cạnh sự hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài hay chính sách từ chính phủ, thói quen và nhận thức của người dân cũng cần thay đổi để giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.