Kinhtedothi - Bộ Quốc phòng Australia trước đó cho biết, một máy bay giám sát của nước này đã bị tiêm kích Trung Quốc áp sát, chặn đầu khi đang thực hiện nhiệm vụ giám sát hàng hải như thường lệ.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 6/9, phóng viên đã đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin máy bay Australia bị máy bay tiêm kích Trung Quốc quấy rối trong không phận thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam cho rằng hoạt động của tất cả các nước cần phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và các quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), không làm gia tăng căng thẳng khu vực, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, hợp tác và phát triển của khu vực và quốc tế.
"Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế," bà Hằng nhấn mạnh.
Thông tin từ Bộ Quốc phòng Australia vừa qua cho biết, ngày 26/5, một máy bay RAAF P-8 đang thực hiện hoạt động giám sát hàng hải thường lệ trong khu vực đã bị máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc chặn đầu.
Tại một cuộc họp báo ở Perth hôm 5/6, Thủ tướng Australia Anthony Albanese bày tỏ lo ngại về vụ việc mà theo ông là đe dọa an toàn đối với máy bay và phi hành đoàn. Nhà lãnh đạo Australia cho biết chính phủ của ông đã liên hệ với Trung Quốc “thông qua các kênh phù hợp”.
Kinhtedothi - Trong cuộc điện đàm ngày 21/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bày tỏ phản đối các hành vi đe dọa kinh tế cũng như các nỗ lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Kinhtedothi - SCMP ngày 13/1 đưa tin, Mỹ điều một nhóm "siêu chiến hạm" đến Biển Đông, nơi tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc tập trận cách đây hai tuần, tạo "điểm nóng" mới.
Kinhtedothi - Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 tiếp tục diễn ra trong ngày 7/7/2025 (giờ địa phương) với Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brasil Lula da Silva, Chủ tịch BRICS năm 2025.
Kinhtedothi - Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng đăng tải phỏng vấn của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tham dự Hội nghị BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brasil.
Kinhtedothi - Chiều 6/7/2025 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brasil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.
Kinhtedothi - Ngày 7/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Thụy Sĩ Thomas Gass tới bàn thảo về những vấn đề tăng cường hợp tác hai bên cùng quan tâm.
Kinhtedothi - Ngày 7/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik tới bàn thảo các vấn đề hợp tác hai bên cùng quan tâm.