Ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngay sau đó, Việt Nam và Hoa Kỳ đã bắt tay nhau vào việc ngồi lại đàm phán về Hiệp định Thương mại song phương (BTA), bởi hơn ai hết việc sớm bình thường hóa quan hệ thương mại giữa 2 nước sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa 2 quốc gia.
Cho thương mại một cơ hộiNhưng phải mất tới 5 năm với 11 phiên đàm phán chính thức thì ngày 13/7/2000, Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Mỹ Charlene Barshefsky ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA) tại Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. Đây thực sự là bước ngoặt lớn của nền kinh tế Việt nam bởi kể từ khi BTA có hiệu lực (ngày 10/12/2001), Mỹ áp dụng Quy chế quan hệ thương mại bình thường và Quy chế tối huệ quốc (MFN), giảm mức thuế quan trung bình đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam từ 40% xuống 4%, mở cửa thị trường cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995 đến năm 2000 kim ngạch thương mại Việt-Mỹ chỉ tăng từ 450 triệu USD lên 1,09 tỷ USD; nhưng từ khi có BTA đến nay đã gia tăng bình quân 20%/năm; năm 2020 đạt 76,4 tỷ USD, gấp 76 lần năm 2000, thời điểm ký BTA và gấp 170 lần so với thời điểm bình thường hóa quan hệ Việt Nam. Năm 2020, Hoa Kỳ vẫn đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm gần 30,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.Để có được kết quả như thế, không thể không nói đến vai trò của BTA, từ đối thủ không đội trời chung, Viêt Nam và Hoa Kỳ đã cùng nhau kiếm tìm, gọt giũa và tỉ mẩn lắp ghép từng mảnh nhỏ của niềm tin, hy vọng để tạo nên một bức tranh BTA đẹp như chúng ta đã và đang thấy. Để có được thành quả đẹp như thế là cả một quá trình hai bên tìm hiểu, thăm dò và cả những phiên họp căng thẳng, cam go và vất vả để thuyết phục lẫn nhau. Những chuyến bay ngoại giao con thoi, những cuộc gọp gỡ không chính thức, thư từ qua lại trước những vấn đề mang tính quyết định, hệ trọng đến quyền lợi quốc gia.13 năm sau ngày ký kết BTA, Cựu Trưởng đoàn đàm phán Joseph Damond của Hoa Kỳ đã cho ra mắt cuốn “Give Trade a Chance” (Cho thương mại một cơ hội) dày 274 trang bằng tiếng Anh do Nhà xuất bản Thế giới phát hành. Ngay lập tức “Give Trade a Chance” đã được công chúng Việt Nam tìm đọc, nhất là các nhà ngoại giao, các chuyên gia kinh tế, giảng viên các trường đại học.
''Việt Nam - Lối rẽ của một nền kinh tế'' - Cuốn sách dày 263 trang, gồm 38 bài viết của nhiều nhân vật tên tuổi. |
Bạn đọc tò mò muốn biết những gì đã xảy ra trong quá trình đàm phán, lẫn nội dung của hiệp định. Đặc biệt là sự kiện quá trình đàm phán có lúc tưởng như chúng ta đã về đến đích nhưng rốt cuộc vẫn bị bế tắc. Joseph Damond – nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã nhận xét: “Ấn tượng lớn nhất về quá trình đàm phán Hiệp định là việc từ chỗ hai bên rất ít hiểu nhau khi quá trình này bắt đầu, nhưng chúng tôi đã học cách cùng nhau làm việc để xây dựng niềm tin và sự thông cảm chung”.Một kho kiến thức rất có giá trị Đọc những thông tin mà Joseph Damond cung cấp đầy hấp dẫn trong cuốn sách, khiến nhiều người tò mò. Người ta trông chờ phía Việt Nam, ông Nguyễn Đình Lương với tư là người đã giữ cương vị Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam trong suốt 5 năm trời ấy sẽ có những “bật mí” như thế nào về quá trình đàm phán BTA và người đồng nhiệm phía Mỹ.Phải mất 8 năm sau, được sự động viên, khích vệ của các đồng nghiệp, bạn bè, người thân thì Nguyễn Đình Lương (82 tuổi) nguyên Trưởng đoàn đàm phán BTA của Việt Nam mới cầm bút và ra mắt cuốn “Việt Nam, lối rẽ của một nền kinh tế”. Sách do Nhà xuất bản Thông tấn phối hợp với Báo Kinh tế và Đô thị thực hiện, Công ty CP dịch vụ tư vấn và Đầu tư AZ tài trợ. Đối với nhiều người BTA thực sự là bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế Việt Nam thời điểm đó và đến tận bây giờ, nhưng ông khiêm tốn đặt tựa đề cuốn sách như vậy.
Cuốn sách này là những gì tâm huyết nhất cuối cuộc đời của tác giả Nguyễn Đình Lương- một ông đồ Nghệ trứ danh |
Cuốn sách dày 263 trang, gồm 38 bài viết của nhiều nhân vật tên tuổi như Nguyên UV BCT, Nguyên Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, Cựu Tổng thống Mỹ B.Clinton, Cựu Trưởng đoàn đoàn phán Joseph Damond. Trong 3 chương của cuốn “Việt Nam, lối rẽ của một nền kinh tế” đích thân ông Nguyễn Đình Lương trực tiếp cầm bút viết 10 bài, những bài còn lại là các cuộc phỏng vấn, trò chuyện của các nhà báo trong 20 năm qua. Đánh giá cuốn sách này, ông Hồ Tiến Nghị - Nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, nguyên trợ lý của Tổng bí thư trong lá thư tay gửi riêng cho tác giả Nguyễn Đình Lương cũng đã khẳng định: “Nó như một kho kiến thức rất có giá trị. Ai đọc qua, chắc chắn cũng hiểu như tôi là mình đã lĩnh hội nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực: Kinh tế - Thương mại; Kinh tế - Chính trị; Hội nhập quốc tế và khu vực…Và qua đây cũng lưu ý cho mọi người phải thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm và cách xử lý các vấn đề đang đặt ra cho đất nước”. Điều khá đặc biệt là, chỉ 30 phút sau khi cuốn sách được giới thiệu trên mạng xã hội thì chính Joseph Damond sau lời chúc mừng đã bày tỏ rất mong muốn được có cuốn sách này. Bà Virginia “Ginny” Foote, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ có mặt dự lễ ra mắt và giới thiệu tác phẩm tại Hà Nội.Nhận thấy “Việt Nam - lối rẽ của một nền kinh tế” là một cuốn sách có giá trị, Báo Kinh tế&Đô thị, Nhà xuất bản Thông tấn đã hợp tác để tác phẩm có thể đến tay người đọc. Đây cũng là cách để phổ biến Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ một cách rộng rãi. Công ty Cổ phần tư vấn & Đầu tư AZ đã tích cực tham gia tài trợ xuất bản cuốn sách này.
Liên hệ mua sách: Trung tâm truyền thông Báo Kinh tế&Đô thị - 21 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội TK 19131200008888 – Ngân hàng Techcombank - Chủ tài khoản: Nguyễn Đỗ Thu Huyền ĐT: 0988.196.669 (Mrs. Huyền) |