Việt Nam - Mông Cổ hợp tác phát triển thương mại gạo bền vững

Ngày 1/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ Khayangaa Bolorchuluun đã ký kết Bản ghi nhớ về thương mại gạo bền vững trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh.
Bản ghi nhớ ghi được ký kết nhằm thiết lập cơ chế hợp tác toàn diện đảm bảo nguồn cung lương thực và ổn định thị trường gạo ở cả hai nước. Bản ghi nhớ có ý nghĩa quan trọng triển khai nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy và đa dạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, đồng thời góp phần củng cố và phát triển quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Mông Cổ.

Bản ghi nhớ về thương mại gạo bền vững giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ là cơ sở quan trọng thiết lập cơ chế để hai bên thường xuyên trao đổi, hợp tác. Một mặt tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại gạo giữa Việt Nam và Mông Cổ đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hai bên trong quá trình giao dịch, xuất nhập khẩu gạo.
Theo thỏa thuận, Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ định kỳ hàng năm sẽ rà soát, đưa ra nhu cầu nhập khẩu gạo của năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ kết nối với khu vực tư nhân để xuất khẩu gạo theo nhu cầu của phía Mông Cổ. Hai bên cũng sẽ thường xuyên tổ chức các chương trình trao đổi, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu gạo của hai bên để triển khai bản ghi nhớ nói chung cũng như thúc đẩy trao đổi thương mại gạo giữa các doanh nghiệp hai nước nói riêng.
Mông Cổ là đối tác kinh tế - thương mại từ rất sớm của Việt Nam trong khu vực châu Á và trên thế giới. Hiệp định thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Mông Cổ được ký vào năm 1958. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Mông Cổ, tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Mông Cổ năm 2022 tăng trưởng 6,5% (đạt 85,4 triệu USD) so với năm 2021.

Bộ Công Thương: Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Ấn Độ
Kinhtedothi - Bộ Công Thương đang khẩn trương thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam xin cấp mới, gia hạn Giấy chứng nhận tiêu chuẩn do Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ (chứng nhận BIS).

Bộ Công Thương cảnh báo văn bản giả mạo phê duyệt dự án nhận quà online
Kinhtedothi - Bộ Công Thương vừa nhận được phản ánh của cơ quan báo chí, truyền thông về việc một số đối tượng trên mạng xã hội đăng tải văn bản giả mạo Quyết định của Bộ Công Thương về việc Phê duyệt dự án tham gia nhận quà online.

Bộ Công Thương tạo đột phá trong chính sách công nghiệp và thương mại
Kinhtedothi - Ngành Công Thương phấn đấu đến năm 2030 có tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm.