Điểm sáng trong phòng, chống HIV/AIDSPhát biểu mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ: Việt Nam đã triển khai toàn diện, hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã và đang từng bước được kiểm soát, tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dân cư dưới 0,26%. Trong 15 năm qua, chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã giúp cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và có hơn 200.000 người không bị tử vong do HIV/AIDS. Việt Nam là một trong 4 quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS đứng hàng đầu thế giới, cùng với Anh, Đức và Thụy Sỹ.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS đã được xây dựng, phát triển, đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao qua từng thời kỳ. Hiện nay đã có 62/63 tỉnh, TP thành lập trung tâm kiểm soát bệnh tật. Đặc biệt, Việt Nam đã triển khai đa dạng và hiệu quả các hoạt động truyền thông, can thiệp, giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV. Đến nay tất cả 63 tỉnh, TP đã triển khai điều trị Methadone với 340 cơ sở điều trị, hơn 200 cơ sở cấp phát thuốc tại xã, phường; đang điều trị cho hơn 52.000 bệnh nhân nghiện các dạng thuốc phiện. Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Buprenorphine cũng được triển khai thí điểm tại 6 tỉnh, TP mang lại cho người nghiện những lựa chọn mới trong điều trị thay thế. Sau 4 năm thực hiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEP), hiện nay đã có 27 tỉnh/TP với hơn 13.000 khách hàng đã sử dụng dịch vụ và hơn 10.000 người đang tiếp tục.
Mở rộng và đa dạng các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong phòng, chống HIV/AIDS đã được thực hiện. Qua đó giúp phát hiện người nhiễm HIV, tư vấn, hỗ trợ họ tham gia điều trị ARV sớm, cải thiện sức khỏe, giảm tử vong; đồng thời có các biện pháp dự phòng tránh lây nhiễm HIV cho người khác. Đến nay, toàn quốc đã có 170 cơ sở có thể làm xét nghiệm khẳng định trường hợp nhiễm HIV+ ở tất cả 63 tỉnh, TP. Với mạng lưới ngày càng được mở rộng, hiện mỗi năm có khoảng 3 triệu mẫu xét nghiệm HIV được thực hiện, phát hiện được 8.000 – 10.000 người nhiễm HIV. Mạng lưới các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã được thiết lập và mở rộng nhanh chóng, tăng độ bao phủ, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV tiếp cận điều trị. Hiện tại có 446 cơ sở điều trị HIV/AIDS trên toàn quốc, 652 trạm y tế xã cấp phát thuốc ARV. Đối với ARV, ban đầu chỉ dành cho bệnh nhân nặng với CD4<350, sau đó CD4 được nâng lên mức <500. hi="" n="" nay="" i="" u="" tr="" arv="" ngay="" cho="" c="" ng="" h="" p="" ph="" t="" nhi="" m="" hiv="" v="" kh="" o="" b="" cd4="" d="" l="" y="" truy="" sang="" con="" ho="" qu="" nh="" tri="" khai="" r="" trong="" to="" br="">
Thực hiện nhiều giải pháp Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ghi nhận những hành động và nỗ lực trong suốt thời gian qua, Việt Nam đã từng bước kiểm soát được đại dịch HIV/AIDS. 2020 là năm thứ 12 liên tiếp, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được kiểm soát và giảm trên cả 3 tiêu chí: Số người nhiễm mới HIV được phát hiện, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong liên quan đến AIDS. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhưng công tác phòng, chống HIV/AIDS đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Bởi dịch AIDS vẫn có diễn biến phức tạp, mỗi năm vẫn có gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện; khoảng 200.000 người tử vong. Hiện vẫn còn khoảng 40.000 người nhiễm HIV sống trong cộng đồng mà chưa biết tình trạng của mình. Lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục tiếp tục tăng, nhất là nhóm quan hệ tình dục đồng giới, dẫn đến kiểm soát dịch AIDS khó khăn hơn. Bên cạnh đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV vẫn còn khá phổ biến, khó khăn về kinh phí, nhân lực.
Để Việt Nam sẽ chấm dứt cơ bản đại dịch AIDS vào năm 2030, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu lãnh đạo các cấp, ngành, đoàn thể T.Ư và địa phương không được phép chủ quan, lơ là. Ngành y tế phát huy mọi nguồn lực hiện có, kết hợp với ứng dụng tiến bộ vượt bậc của cách mạng công nghiệp 4.0, tiếp tục tăng cường, mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh, can thiệp, giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS... Các tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia tích cực, mạnh mẽ hơn vào những hoạt động phòng, chống HIV, AIDS, nhất là cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm đích của mình. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng đề nghị Chính phủ các nước, cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục quan tâm ủng hộ Việt Nam cả về tài chính và kỹ thuật. “Với tinh thần đó, chúng ta cùng tin tưởng mạnh mẽ rằng Việt Nam sẽ thực hiện được mục tiêu chấm dứt cơ bản dịch AIDS vào năm 2030, góp phần cùng cộng đồng quốc tế kiểm soát thành công đại dịch này” – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ kỳ vọng.
Để thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TƯ (năm 2017) của Ban Chấp hành T.Ư Đảng và Quyết định 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 “Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030", trong 10 năm tới, ngành y tế tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan đến AIDS. Đồng thời thực hiện 11 nhóm giải pháp trong Chiến lược quốc gia. Theo đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần nhận thức rõ tầm quan trọng của phòng, chống HIV/AIDS và mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS mà Đảng, Chính phủ đã đặt ra để tăng cường quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo và đầu tư thỏa đáng. Cùng với đó, tiếp tục mở rộng các biện pháp can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV; đa dạng hóa các hình thức xét nghiệm, phát hiện HIV; mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS...
Cho rằng kinh nghiệm 30 năm phòng, chống HIV/AIDS, trong giai đoạn tới, công tác phòng, chống AIDS cần được tiếp tục triển khai một cách mạnh mẽ hơn với các giải pháp chuyên môn kỹ thuật và xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tin tưởng Việt Nam đang tự tin tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.