70 năm giải phóng Thủ đô

Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực hiện MDGs

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp quốc (LHQ) thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững tại New York (Mỹ), Việt Nam được kỳ vọng sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực hiện thành công các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) và phát triển bền vững, trao đổi và cùng thông qua các định hướng phát triển mới của LHQ.  Những thành tựu ấn tượng Hành trình 15 năm 2001 - 2015 thực hiện MDGs của Việt Nam được khắc họa bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, mức sống được cải thiện và sự hội nhập toàn cầu mạnh mẽ: Kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ ổn định; tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2015 đạt 6,28%, cao nhất trong 5 năm qua. Cùng với phát triển kinh tế, Việt Nam đã đặc biệt chú ý và phân bổ nguồn lực cho giảm nghèo và phát triển xã hội. Những nỗ lực tích cực và cam kết mạnh mẽ này đã đem lại những kết quả đáng chú ý. Trong vòng 1 thập niên, tỷ lệ nghèo tính trên chi tiêu đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004, giúp đưa 20 triệu người thoát nghèo. Mức sống của người nghèo cũng được cải thiện.

Kinhtedothi - Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp quốc (LHQ) thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững tại New York (Mỹ), Việt Nam được kỳ vọng sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực hiện thành công các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) và phát triển bền vững, trao đổi và cùng thông qua các định hướng phát triển mới của LHQ. 

Những thành tựu ấn tượng

Hành trình 15 năm 2001 - 2015 thực hiện MDGs của Việt Nam được khắc họa bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, mức sống được cải thiện và sự hội nhập toàn cầu mạnh mẽ: Kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ ổn định; tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2015 đạt 6,28%, cao nhất trong 5 năm qua. Cùng với phát triển kinh tế, Việt Nam đã đặc biệt chú ý và phân bổ nguồn lực cho giảm nghèo và phát triển xã hội. Những nỗ lực tích cực và cam kết mạnh mẽ này đã đem lại những kết quả đáng chú ý. Trong vòng 1 thập niên, tỷ lệ nghèo tính trên chi tiêu đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004, giúp đưa 20 triệu người thoát nghèo. Mức sống của người nghèo cũng được cải thiện. 
Một phiên họp toàn thể cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp quốc.
Một phiên họp toàn thể cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp quốc.
Tại Hội nghị lần này, đại diện Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực hiện thành công MDGs và phát triển bền vững, cùng các nước trao đổi và thông qua các định hướng phát triển mới của LHQ trong thời gian tới. Thời gian qua, sự tham gia tích cực của Việt Nam vào nhiều hoạt động quan trọng của LHQ như hợp tác phát triển, giữ gìn hòa bình cũng như nỗ lực của Việt Nam trong việc đạt và vượt trước hạn nhiều MDGs nhất là về xóa đói giảm nghèo, được các nước ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam cũng đạt nhiều thành tựu về đối ngoại, đặc biệt đã củng cố và thắt chặt hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước lớn, các đối tác quan trọng, đẩy mạnh kết nối, liên kết khu vực, tăng cường quan hệ với LHQ.

Theo chương trình nghị sự, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ tham dự và phát biểu tại các phiên họp quan trọng tại LHQ như Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững, Hội nghị về hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, do Tổng Thư ký Ban Ki-moon và Tổng thống Mỹ Barack Obama đồng chủ trì. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng có bài phát biểu quan trọng tại phiên Đối thoại chính sách với Hội châu Á, tham dự Đối thoại DN Việt - Mỹ về chủ đề tác động của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các DN Việt Nam và Mỹ. Ông Sang sẽ phát biểu tại Sự kiện cấp cao về Nông thôn mới do Chương trình Phát triển LHQ và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Hàn Quốc tổ chức, dự Hội nghị thường niên của Quỹ Sáng kiến toàn cầu (Quỹ Clinton) và gặp gỡ cộng đồng người Việt.

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ tiếp xúc với nhiều tổng thống, thủ tướng các nước mà Việt Nam cần thúc đẩy quan hệ thực chất, nhất là về kinh tế, thương mại.

Kỳ vọng gỡ nhiều “nút thắt”

Hội nghị thượng đỉnh LHQ lần này là hội nghị lớn nhất từ sau hội nghị năm 2000, thông qua các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Văn kiện hội nghị, với 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu phát triển bền vững, là kết quả của quá trình thương lượng tích cực trong hơn hai năm của các nước thành viên LHQ, được đánh giá là đã đáp ứng được các quan tâm và lợi ích của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển. Cùng với việc thông qua Chương trình nghị sự toàn cầu mới về phát triển, lãnh đạo các nước cũng tạo khuôn khổ và định hướng chiến lược về phát triển bền vững từ nay đến 2030.

Hội nghị thượng đỉnh LHQ lần này có sự tham gia của nguyên thủ lãnh đạo các quốc gia có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới các vấn đề toàn cầu như Nga, Cuba, Mỹ... Sự có mặt của lãnh đạo các quốc gia này hứa hẹn hy vọng các vấn đề bất ổn giữa các quốc gia trong thời gian vừa qua như tình hình chiến sự tại Ukraine, cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu, vấn đề thỏa thuận hạt nhân với Iran...