Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử
Theo báo cáo, Việt Nam xếp hạng 71/193 quốc gia với 0,7709 điểm (tăng 15 bậc so với năm 2022 và 2020). Trước đó, trong hai lần đánh giá, Việt Nam đều duy trì thứ hạng 86.
Tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tăng 1 bậc lên đứng vị trí 5/11 quốc gia.

Các chỉ số phụ như OIS (chỉ số dịch vụ công TT), TII (chỉ số hạ tầng viễn thông), HCI (chỉ số vốn con người), EPI (chỉ số tham gia kỹ thuật số) đều tăng so với hai năm trước.
Theo Liên Hợp Quốc, tăng hạng của Việt Nam là nhờ tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, mở rộng kết nối Internet và triển khai mạnh mẽ khuôn khổ chính phủ số. Những khoản đầu tư quan trọng của Việt Nam trong các dịch vụ công kỹ thuật số được phản ánh ở vị trí EGDI được cải thiện.
Với vị trí vừa đạt được, Việt Nam cũng tiệm cận được mục tiêu đến năm 2025 lọt vào top 50; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 80%; số lượng giao dịch qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đạt 860 triệu giao dịch; tỷ lệ cung cấp dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước đạt 100%.

Hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về phát triển Chính phủ số vào năm 2025
Kinhtedothi - Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số là mục tiêu quan trọng trong việc triển khai nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/20119 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

MISA lọt Top 10 doanh nghiệp cung cấp giải pháp Chính phủ số
Kinhtedothi - Vượt qua 101 đề cử, MISA xuất sắc được vinh danh Top 10 doanh nghiệp cung cấp giải pháp Chính phủ.

Cần Nghị quyết mới về chuyển đổi số
Kinhtedothi - Chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển, có cơ chế tập trung định hướng vào công nghệ, nhất là công nghệ nguồn, công nghệ lõi… sẽ là hướng đi cho quá trình chuyển đổi số toàn diện của Việt Nam trong thời gian tới.