Thông tin này được đưa ra tại hội thảo Nguồn nhân lực và công nghệ cho kỷ nguyên số tại Việt Nam, đang diễn ra sáng nay 14/11 tại Hà Nội. Hội thảo do ManpowerGroup Việt Nam phối hợp với Bộ LĐTB&XH và Tập đoàn Viễn thông quân đội tổ chức.
Theo kết quả khảo sát Thiếu hụt Nhân tài 2016/2017 của ManpowerGroup với 42.000 DN trên toàn cầu cho thấy các loại công việc đòi hỏi tay nghề (thợ điện, thợ mộc, thợ nề...) khó tìm nhân lực nhất trong 5 năm tiếp theo. 10 ngành nghề khó tuyển dụng nhân sự nhất là các vị trí trong lĩnh vực CNTT, đại diện bán hàng, kỹ sư, kỹ thuật viên và tài xế, nhân viên tài chính kế toán, nhân viên văn phòng, sản xuất và vận hành máy...Trong lĩnh vực IT, các DN đang thiếu hụt nhân tài trầm trọng nhất trong nhiều năm nay. Thứ hạng thiếu hụt nhân lực của ngành IT đã tăng từ hạng 9 lên hạng 2 trong năm 2016. Tại Đông Nam Á, gần một nửa số DN tham gia khảo sát (46%) gặp khó khăn trong tuyển dụng. Và, 2016 là năm tuyển dụng nhân sự khó khăn nhất trong vòng 11 năm trở lại đây.Tại Việt Nam, nhân sự quản lý cấp cao đang thiếu hụt trầm trọng. Nguyên nhân bởi một phần do chảy máu chất xám với số người Việt Nam làm việc tại nước ngoài, năm 2015 tăng 8% so với năm 2014.Đáng lưu ý, theo nghiên cứu của Cuộc cách mạng kỹ năng của ManpowerGroup, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến con người và kỹ năng lao động. Trong đó, công nghệ và tự động hoá được dự đoán sẽ thay thế con người trong tương lai.Hiện có 45% công việc con người làm có thể được tự động hoá. Các ngành chịu tác động nhiều nhất từ công nghệ và tự động hoá là là IT (26%), nhân sự (20%), dịch vụ khách hàng (15%). Ngành nghề bán lẻ và tài chính chịu tác động rất lớn với 47% các hoạt động mà nhân viên bán hàng làm hàng ngày có thể tự động hoá bằng công nghệ. Và, tỉ lệ này có thể lên tới 86% đối với công việc kế toán, ghi sổ và các công việc xử lý dữ liệu khác.Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nhấn mạnh, sự sáng tạo, kỹ năng quản lý con người, kỹ năng ra quyết định, trí tuệ cảm xúc và đàm phán sẽ giúp khai thác tiềm năng của nguồn lực con người. Đồng thời tạo điều kiện cho con người có giá trị hơn robots chứ không bị chúng thay thế.Do đó, vấn đề nằm ở kỹ năng của con người. Người lao động phải nhận thấy cần cải thiên kỹ năng và kiến thức trong nhiều lĩnh vực.