Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

"Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc" - "Dàn cảnh một bộ phim"

KTĐT - Một năm sau tác phẩm "Xung chấn kỷ nguyên đột biến", NXB Quân đội nhân dân lại cho ra mắt độc giả cuốn sách thứ 4 của nhà báo Hồ Quang Lợi mang tên "Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc". Có người đánh giá, cuốn thời luận này không khác gì "dàn cảnh" một bộ phim tầm vóc về Việt Nam.
“Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc" tập hợp 66 bài thời luận dưới nhiều dạng thức truyền thông của vị Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, còn mang nặng nghiệp làm báo.
 
Các bài trong số này đã được đăng tải ở các báo và tạp chí lớn ở nước ta, nhiều nhất là trên báo Quân đội nhân dân, nơi tác giả công tác 28 năm và thành danh ở thể loại bình luận quốc tế. 66 tác phẩm chọn lọc từ năm 1989 đến tháng 8 năm 2012 thể hiện rõ nét bản lĩnh, trí tuệ cũng như trách nhiệm của người cầm bút ở những thời điểm đầy biến cố và dự cảm thời cuộc.
 
 
Và khi đứng chung trong một cuốn sách, các tác phẩm đã được "dàn cảnh" trong 4 phần: Sự thật và lăng kính; Cần đôi mắt mới; "Vượt cạn" thời bình và Theo hướng Rồng bay. Ở đó, phần 1 bày tỏ rõ ràng quan điểm đối với cách nhìn nhận của Mỹ và một số nước phương Tây khác về vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam. Phần 2 trọn vẹn dành để nói về mối bang giao đầy thăng trầm giữa Việt Nam và Mỹ trong một phần tư thế kỷ qua: Căng thẳng, phức tạp lúc còn cấm vận; trải qua nhiều gập ghềnh trắc trở,  vận hành tới "điểm nút" tất yếu của xu thế phát triển là bình thường hóa, hợp tác theo hướng phù hợp với mối quan hệ của hai quốc gia. Phần 3 như vẽ một bức tranh Việt Nam vượt khó, thoát hiểm qua những bão lốc thế sự bằng bản lĩnh, trí tuệ, khởi sắc thời đổi mới. Còn phần 4, có lẽ là ấn tượng nhất, bởi tình cảm sâu lắng dành cho trái tim của cả nước - Hà Nội.

Quả thật, thể tài chính luận, nhưng chữ nghĩa không hề lên gân, khô khan. Ngược lại, cuốn sách thực sự có sức lôi cuốn với khí văn đanh sắc mà uyển chuyển. Nhiều bài gợi mở, thu hút từ cách đặt tít, chiều sâu trong lập luận, táo bạo và đáng tin cậy trong dự báo. Viết về quốc tế luôn có mối liên hệ trực tiếp với Việt Nam, viết về Việt Nam luôn đặt trong dòng chảy thế giới.

Đúng như nhà báo lão thành Phan Quang nhận xét: "Nhà báo khác nhà sử học ở chỗ, khi sự kiện vừa xảy ra, nhà bình luận thời sự tiếp cận luôn, lật qua lật lại, mổ xẻ, xem xét nó để kịp thông tin, chia sẻ kiến giải; trong khi nhà sử học đề cập sự kiện khi nó đã tấu xong khúc vĩ thanh, nghĩa là lùi về dĩ vãng". Cuốn "Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc" cho người ta thấy rất rõ cái sự khác biệt giữa nhà báo và nhà sử học này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TP Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TP Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

24 May, 11:51 AM

Kinhtedothi – Thực hiện Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sáng 24/5, TP Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương ở Hội trường Thống Nhất.

Nam Định: ngăn chặn phát sinh vi phạm về đất đai khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính

Nam Định: ngăn chặn phát sinh vi phạm về đất đai khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính

23 May, 06:36 PM

Kinhtedothi - Ngày 23/5, UBND tỉnh Nam Định ban hành Công văn số 502/UBND-VP3 yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm tỉnh đang tập trung sắp xếp đơn vị hành chính các cấp để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép nhằm trục lợi.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ