Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam vào cuộc đua thương mại hóa 5G

Kinhtedothi - Kế hoạch thương mại hóa 5G vào năm 2021 là mục tiêu để Việt Nam có thể hoàn thành các chỉ tiêu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số quốc gia.
4G là nền tảng để 5G phát triển
Theo dữ liệu của Tập đoàn Qualcomm, 5G sẽ tạo ra giá trị kinh tế 1.000 tỷ USD trong hai năm tới và đạt đến 13.200 tỷ USD vào năm 2035. Hiện trên thế giới đã có hơn 60 nhà mạng triển khai thương mại công nghệ 5G, hơn 380 nhà mạng khác đang đầu tư vào 5G. Đã có hơn 375 thiết bị 5G được thương mại hóa và đang trong quá trình phát triển.

Tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, từ năm 2019 một số nhà mạng đã thử nghiệm kỹ thuật 5G. Năm 2020, khi Liên minh Viễn thông Thế giới công bố chuẩn 5G thì Việt Nam cũng đã bắt đầu thử nghiệm thương mại (kinh doanh có thu phí). Dự kiến năm 2021 sẽ triển khai diện rộng.
 Mạng 5G đi vào hoạt động sẽ giúp khách hàng được sử dụng mạng viễn thông chất lượng cao hơn. Ảnh: Công Hùng
Cũng theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, 5G sẽ được triển khai theo trình tự. Trước hết 5G sẽ được phủ sóng ở các thành phố lớn, trung tâm đông người, các khu công nghiệp, khu nghiên cứu và các trường đại học. Việc phát triển 5G dựa trên hạ tầng đã có của 4G như nhà trạm, cột ăng ten, truyền dẫn… có thể dùng lại được tới 70%.

Song song đó, Bộ TT&TT cũng đề nghị các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng xây dựng phương án chia sẻ, dùng chung hạ tầng 5G, kể cả dùng chung thiết bị. Thời điểm mở mạng 5G, Việt Nam sẽ đồng thời tắt sóng 2G, 3G để giảm chi phí duy trì hạ tầng.

Theo triển vọng về công nghệ, 2G/3G sẽ lùi về quá khứ, 4G sẽ tiếp tục phát triển và sẽ trở thành lớp cơ bản mang phần lớn lưu lượng truy cập, là hạ tầng nền tảng để 5G sẽ xuất hiện nhanh chóng.

Công nghệ 5G cho phép truyền dữ liệu tốc độ cao, được coi là cơ sở để ngành viễn thông tạo thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng. Vận hành thương mại 5G là một yếu tố thiết yếu để nước ta có thể hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số quốc gia…

Sẵn sàng vận hành thương mại 5G vào 2021

Phát triển mạng 5G là một trong những định hướng trọng tâm về nâng cao năng lực hạ tầng số, phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay khi chúng ta thương mại 5G sẽ thì việc sử dụng thiết bị mạng 5G do Việt Nam sản xuất với chất lượng tốt, giá thành hợp lý tốt là điều cần thực hiện.

Việc sử dụng thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G đó Việt Nam sản xuất cũng là biện pháp giúp tăng cường bảo mật, an ninh mạng. Để triển khai định hướng này, một trong những giải pháp đó là nghiên cứu làm chủ việc thiết kế, sản xuất chip và thiết bị mạng 5G.

Mới đây, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (thuộc tập đoàn Viettel) và Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (thuộc Vingroup) đã ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống trạm gốc di động 5G gNodeB.

Chiếc điện thoại 5G đầu tiên do Việt Nam sản xuất đã được thử nghiệm thành công. Giám đốc Trung tâm Đo lường, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết đã tiến hành thử nghiệm nhiều lần Vsmart Aris 5G và cho kết quả tích cực.

Qua nhiều khâu kiểm tra kỹ thuật cho thấy tốc độ 5G trên điện thoại thông minh Vsmart sử dụng băng tần Sub6 cao gấp gần 8 lần 4G và hứa hẹn sẽ tiếp tục cải thiện khi VinSmart ứng dụng băng tần mmWave trong thời gian tới.

Việc phát triển thành công điện thoại thông minh Vsmart Aris 5G cho thấy chúng ta đã sẵn sàng trong việc làm chủ các công nghệ tiên tiến. Đây là cơ sở khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể tăng tốc trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Cùng với đó Bộ TT&TT mới đây đã cho phép 2 nhà mạng là Viettel, MobiFone thử nghiệm, vận hành thương mại 5G tại Hà Nội và TP. HCM là nền tảng tốt để đưa Việt Nam vào nhóm những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai 5G.

Khác với lần thử nghiệm trước nặng về yếu tố kỹ thuật, đối tượng của lần thử nghiệm này là các thuê bao di động. Đây là phép thử quan trọng nhằm giúp các nhà mạng đánh giá về công nghệ và thị trường trước khi chính thức triển khai thương mại hóa 5G tại Việt Nam.

Đây đều là những bước đi cụ thể cho thấy cách tiếp cận của Việt Nam về việc phát triển 5G nhằm tiến tới việc thương mại hóa trên diện rộng vào năm 2021.

Ông Mani Manimohan Trưởng ban Chính sách và các quy định về hạ tầng số (Hiệp hội Thông tin di động toàn cầu - GSMA), trong 5 năm tới, hơn 1 tỷ người trên thế giới sẽ sử dụng dữ liệu di động với mức tiêu thụ trung bình mỗi tháng cao hơn gấp từ 4 - 5 lần. 5G chính là công nghệ hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đó.

Ngoài người dùng, các ngành công nghiệp cũng đang cần tới những ứng dụng của 5G. Đây sẽ là chìa khóa cho sức mạnh tính toán và khả năng tự động hóa của các nhà máy. Bên cạnh đó, vị chuyên gia đến từ GSMA cho rằng, các chính phủ nên xem hệ sinh thái di động với quy mô hơn 1.000 tỷ USD như một động lực cho sự phát triển.

Tổng Giám đốc Ericsson khu vực Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào - nhận định 5G sẽ làm thay đổi tất cả các ngành nghề. Các ngành sản xuất, nông nghiệp, y tế sẽ thay đổi mạnh mẽ với sự xuất hiện của các robot và hệ thống 5G truyền tải thông tin. Vị Tổng Giám đốc Ericsson tin rằng Việt Nam đang sở hữu những yếu tố cần để phát triển khoa học công nghệ và tin vào viễn cảnh năm 2045, Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển.

Đại diện Viettel cho biết, với lợi thế vừa nghiên cứu phát triển, vừa là nhà mạng viễn thông, các sản phẩm của Viettel sau khi thử nghiệm tại phòng lab sẽ được đưa ra cho các chuyên gia phản biện để hoàn thiện, rồi thử nghiệm trên mạng lưới trước khi chính thức thương mại hóa. Đây là điều kiện để Viettel thiết lập mạng 5G nhanh hơn, rộng lớn hơn, giá cước rẻ hơn.


Bộ TT&TT đang chỉ đạo phủ sóng 3G, 4G, 5G từ thành thị, nông thôn đến khu vực miền núi và sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ từ 600.000 đến 700.000 đồng để thúc đẩy tốc độ chuyển đổi số nhanh hơn tại mọi miền trên cả nước.


Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn VinGroup chia sẻ theo kế hoạch, trạm gốc di động 5G do VinSmart hợp tác nghiên cứu phát triển cùng với Viettel sẽ chính thức được thương mại hóa từ tháng 6/2021. Đây sẽ là những trạm phát sóng 5G chất lượng cao đầu tiên được thương mại hóa do người Việt Nam làm chủ công nghệ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
OPPO K13 sẽ ra mắt vào ngày 21/4

OPPO K13 sẽ ra mắt vào ngày 21/4

18 Apr, 03:25 PM

Kinhtedothi- Oppo vừa xác nhận sẽ ra mắt Oppo K13 vào ngày 21/4 tại Ấn Độ.Oppo K13 có hệ thống camera kép gồm: cảm biến chính 50MP hỗ trợ OIS và máy ảnh phụ 2MP. Mặt trước, máy sở hữu camera 16MP để chụp ảnh selfie và video call. Các điểm nổi bật khác gồm loa kép, IR blaster và ColorOS.

Galaxy M56 có giá từ 8.48 triệu đồng

Galaxy M56 có giá từ 8.48 triệu đồng

18 Apr, 11:05 AM

Kinhtedothi - Mới đây, Samsung đã trình làng sản phẩm Galaxy M56 mới với thiết kế ấn tượng. Màn hình của Galaxy M56 có viền mỏng hơn 36% model tiền nhiệm cho trải nghiệm không viền hút mắt.

OpenAI ra mắt các mô hình GPT-4.1 mới

OpenAI ra mắt các mô hình GPT-4.1 mới

17 Apr, 12:25 PM

Kinhtedothi-Mới đây, trong một buổi livestream, OpenAI đã công bố GPT-4.1 - một dòng mô hình AI đa tạo sinh mới mà công ty khẳng định là vượt trội hơn hẳn GPT-4.0. Cụ thể, dòng sản phẩm mới gồm: GPT-4.1, GPT-4.1 mini và GPT-4.1 nano.

Apple phát hành iOS 18.5 beta 2

Apple phát hành iOS 18.5 beta 2

17 Apr, 09:46 AM

Kinhtedothi - Mới đây, Apple đã tung ra phiên bản thử nghiệm thứ hai của iOS 18.5 dành cho các nhà phát triển với một vài thay đổi nhỏ.

Vận hành tuyến cáp quang biển lớn nhất Việt Nam

Vận hành tuyến cáp quang biển lớn nhất Việt Nam

16 Apr, 02:31 PM

Kinhtedothi - Tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Direct Cable (ADC) vừa được đưa vào vận hành có dung lượng tối đa 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ