Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngừng hành vi xâm phạm chủ quyền ở đá Ba Đầu

Kinhtedothi - Liên quan tới câu hỏi có tàu hải cảnh Việt Nam tại đá Ba Đầu, phía Việt Nam cho biết các lực lượng chấp pháp của Việt Nam thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ, như đã được quy định trong các luật liên quan của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Báo Philippines vừa qua đăng tải thông tin 220 tàu cá Trung Quốc xuất hiện ở khu vực đá Ba Đầu.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề này tại họp báo thường kỳ ngày 25/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, là quốc gia ven biển và thành viên của Công ước về luật biển 1982 (UNCLOS), Việt Nam được hưởng quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình với các vùng biển được xác định theo Công ước.
"Hoạt động của các tàu Trung quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc", bà Lê Thị Thu Hằng cho biết.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trong khu vực".
Trả lời câu hỏi về sự hiện diện của tàu Việt Nam ở đá Ba Đầu, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết các lực lượng chấp pháp của Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ như được quy định trong các luật liên quan của Việt Nam và tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Năm đề xuất của Việt Nam về môi trường, y tế với BRICS

Năm đề xuất của Việt Nam về môi trường, y tế với BRICS

08 Jul, 04:02 PM

Kinhtedothi - Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 tiếp tục diễn ra trong ngày 7/7/2025 (giờ địa phương) với Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brasil Lula da Silva, Chủ tịch BRICS năm 2025.

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025

08 Jul, 11:50 AM

Kinhtedothi - Báo Kinh tế & Đô thị  trân trọng đăng tải phỏng vấn của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tham dự Hội nghị BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brasil.

Ba đề xuất của Việt Nam tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Ba đề xuất của Việt Nam tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

07 Jul, 06:53 PM

Kinhtedothi - Chiều 6/7/2025 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brasil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ