Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi Trường Sa

Kinhtedothi - Ảnh vệ tinh chụp ngày 17/10 do một tổ chức quốc tế công bố cho thấy gần 150 tàu nghi thuộc dân quân biển Trung Quốc hiện diện trở lại trong khu vực cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Về thông tin đội tàu Trung Quốc xuất hiện tại khu vực cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng hôm 4/11 cho biết: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế".
"Được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình, được xác lập theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982; Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp và chính đáng đó", Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết. 
Việc các tàu Trung Quốc hoạt động trong khu phạm vi lãnh hải Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiên trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982, đi ngược lại tinh thần và nội dung của tuyên bố của của các bên ở Biển Đông (DOC), theo Phó Phát ngôn.
 “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi khu vực nói trên và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam”, bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) mới đây công bố ảnh vệ tinh chụp ngày 17/10 cho thấy gần 150 tàu nghi thuộc dân quân biển Trung Quốc hiện diện trở lại trong khu vực cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các tàu Trung Quốc rải đều ở khu vực phía bắc cụm Sinh Tồn, một số quay lại neo đậu ở khu vực bãi Ba Đầu, theo báo cáo của AMTI.
Bãi Ba Đầu là nơi đội tàu hơn 200 chiếc của Trung Quốc bắt đầu neo đậu trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông từ ngày 7/3, bật đèn suốt đêm và không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi. Tới cuối tháng 3, sau khi vấp phải phản ứng quyết liệt của cộng đồng quốc tế, nhóm tàu Trung Quốc rời khỏi bãi Ba Đầu, phân tán đi khắp Trường Sa, một số tới đá Khúc Giác cũng thuộc chủ quyền Việt Nam cách đó khoảng 200 km.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Brazil sẵn sàng nhập khẩu thêm thủy hải sản, gạo của Việt Nam

Brazil sẵn sàng nhập khẩu thêm thủy hải sản, gạo của Việt Nam

06 Jul, 09:18 PM

Kinhtedothi - Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và thực hiện các hoạt động song phương tại Brasil, trưa ngày 5/7/2025 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brasil Luiz Inacio Lula da Silva.

Đối ngoại Nhân dân góp phần mang Hà Nội đến gần hơn với bạn bè quốc tế

Đối ngoại Nhân dân góp phần mang Hà Nội đến gần hơn với bạn bè quốc tế

04 Jul, 08:00 PM

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, nhiều hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội cùng các đơn vị thành viên tổ chức thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế, có sức lan tỏa tới đông đảo Nhân dân Thủ đô.

Cùng "viết câu chuyện hòa bình" với Trại hè Việt Nam 2025

Cùng "viết câu chuyện hòa bình" với Trại hè Việt Nam 2025

03 Jul, 07:26 PM

Kinhtedothi - Trại hè Việt Nam là chương trình thường niên do Ủy ban chủ trì tổ chức dành cho thanh niên, sinh viên người Việt Nam ở nước ngoài. Chương trình nhằm giúp thế hệ trẻ kiều bào tìm hiểu về đất nước, giao lưu với thanh niên trong nước, gắn kết cộng đồng và nuôi dưỡng tình yêu quê hương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ