Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vĩnh Long về đích chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Kinhtedothi - Với sự chung tay của cả hệ thống chính trị, Vĩnh Long đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Thực hiện phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Vĩnh Long đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Tiến Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời tặng quà cho các gia đình được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ảnh: Lê Sơn

Theo đó, tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu và hỗ trợ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Vĩnh Long Lê Văn Dũng cho biết, tỉnh đã hoàn thành xoá 1.328/1328 căn nhà tạm, nhà dột nát, trong đó có 492 căn xây dựng mới, 836 căn sửa chữa với tổng kinh phí thực hiện là 86,1285 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Vĩnh Long cho biết, việc triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, sự đồng thuận của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân.

Với 1.328/1.328 căn nhà đã hoàn thành, Vĩnh Long về đích chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đúng tiến độ tỉnh đề ra và vượt 6 tháng so với tiến độ Trung ương giao cho các địa phương. Ảnh: Minh Thái/BVL

"Công tác phối hợp triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Ban Chỉ đạo các cấp được phát huy tốt, góp phần cho việc rà soát nhanh chóng, chính xác đúng đối tượng cần hỗ trợ, từ đó tạo nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện"- bà Nguyễn Thị Quyên Thanh nhấn mạnh.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Tiến Dũng, kết quả này vượt 6 tháng so với tiến độ Trung ương giao cho các địa phương, thực sự cổ vũ tinh thần yêu nước, tương thân tương ái trong cộng động dân cư, có ý nghĩa sâu sắc trong vận động quần chúng Nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong công tác an sinh xã hội nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Vĩnh Long. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chuyện về người lính biệt động Cà Mau ngày giải phóng

Chuyện về người lính biệt động Cà Mau ngày giải phóng

30 Apr, 03:21 PM

Kinhtedothi – Sau bao năm vào sinh ra tử, chứng kiến những đồng đội thân yêu lần lượt ngã xuống trong những trận đánh, người lính biệt động Lâm Anh Lữ vỡ òa hạnh phúc khi cùng đoàn quân tiếp quản thị xã Cà Mau vào Ngày đại thắng 30/4/1975.

“Chiếc gậy Trường Sơn” biểu tượng của tinh thần yêu nước

“Chiếc gậy Trường Sơn” biểu tượng của tinh thần yêu nước

30 Apr, 06:08 AM

Kinhtedothi - Chiếc gậy tre nhỏ bé, khắc tên người ra trận, khắc dòng tin nhắn gửi tiền tuyến, vượt qua hàng nghìn cây số Trường Sơn, đồng hành cùng các chiến sĩ, trở thành biểu tượng thiêng liêng của hậu phương lớn hướng về miền Nam ruột thịt. Những “Chiếc gậy Trường Sơn” – xuất phát từ mảnh đất Hòa Xá, huyện Ứng Hòa là minh chứng sống động cho sức mạnh tinh thần, ý chí dân tộc và lòng yêu nước mãnh liệt.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ