Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 12/11:

VN- Index giảm điểm, khối ngoại gom mạnh cổ phiếu Hòa Phát

Kinhtedothi - Hôm nay, cổ phiếu HPG nằm trong top những mã cổ phiếu được khối ngoại gom mạnh nhất thị trường với giá trị mua ròng là 23 tỷ đồng với 23 triệu cổ phiếu được sang tay trong phiên.

Áp lực bán vẫn gia tăng, thị trường giảm 5,5 điểm

Áp lực bán diễn ra trong suốt phiên chiều. Kết phiên, VN-Index giảm 5,5 điểm (-0,44%) về 1.244,82 điểm. Thanh khoản 600 triệu đơn vị, gần bằng trung bình 20 phiên, giá trị tương ứng 14.222 tỷ đồng.

Thị trường chìm trong sắc đỏ với 236 mã tăng, 120 mã giảm và 79 mã tham chiếu. Chỉ có 4/19 ngành giữ được sắc xanh gồm viễn thông, thực phẩm và đồ uống, hàng và dịch vụ công nghiệp, xây dựng và vật liệu.

Sự đột biến diễn ra ở cổ phiếu HAG. Bắt đầu đón dòng tiền vào phiên chiều, HAG tăng trần lên 11.200 đồng/cp bất chấp diễn biến thị trường chung. Thanh khoản đạt 26,4 triệu đơn vị, dẫn đầu 3 sàn. Nhóm cổ phiếu chăn nuôi heo cũng diễn biến tích cực: BAF (+2%), DBC (+1,62%).

Cổ phiếu VHM tăng tốt trong phiên sáng nhưng giảm về chiều, kết phiên âm 0,74%. Đây cũng là diễn biến của nhiều nhóm ngành như chứng khoán (-0,32%), bất động sản (-0,39%), chứng khoán (-0,33%)...

Khối ngoại tăng cường bán ròng, đạt 607 tỷ đồng. Các cổ phiếu bị bán mạnh nhất gồm: TCB (103 tỷ đồng), PVD (65 tỷ đồng), MSN và VHM đều 63 tỷ đồng. Tại chiều mua, cổ phiếu STB được khối ngoại mua mạnh nhất trên HOSE với giá trị hơn 58 tỷ đồng. Theo sau, SAB và HPG là hai mã tiếp theo được gom 27 và 23 tỷ đồng. Ngoài ra, BAF và CTG cũng được mua lần lượt 13 và 12 tỷ đồng.

Cổ phiếu Hòa Phát giao dịch tưng bừng

Hôm nay, cổ phiếu HPG nằm trong top những mã cổ phiếu được khối ngoại gom mạnh nhất thị trường với giá trị mua ròng là 23 tỷ đồng. Mặc dù vậy, kết phiên cổ phiếu này vẫn giảm theo đà thị trường xuống 27.500 đồng/cp, tuy nhiên khối lượng giao dịch chỉ đứng sau HAG với hơn 23 triệu cổ phiếu được sang tay.

Mới đây, tỷ phú Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát (HPG), vừa bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ trương phát triển đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đồng thời đánh giá cao việc ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước cho các gói thầu dự án này.

Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541km. Nếu sử dụng các thanh ray dài 100m, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ cần khoảng 62.000 thanh (theo thiết kế đường đôi, gồm 4 thanh song song).

Thị trường thép ray đường sắt dự kiến sẽ được hưởng lợi do từ năm 2024 đến 2035, Việt Nam sẽ triển khai nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất, thực hiện tuyến TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ, 3 tuyến kết nối với Trung Quốc và xây dựng thêm 580 km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tổng vốn đầu tư ước tính gần 150 tỷ USD.

Ông Trần Đình Long chia sẻ, Hoà Phát là một trong 50 nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, và tập đoàn tự tin cam kết 4 điểm tại dự án này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lãi suất thấp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Lãi suất thấp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

20 May, 07:50 AM

Kinhtedothi- Tín dụng 4 tháng đã tăng 5,15% so với đầu năm. Lãi suất đang gặp nhiều thách thức. Mặc dù vậy, lãi suất vẫn được duy trì ở vùng thấp tương đối và sẽ tiếp tục đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Quản lý thị trường vàng: cần giải pháp căn cơ, lâu dài

Quản lý thị trường vàng: cần giải pháp căn cơ, lâu dài

18 May, 06:57 AM

Kinhtedothi- Dù giá vàng thế giới đang bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh, giá vàng trong nước vẫn neo cao kỷ lục, tạo ra mức chênh lệch chưa từng có – gần 18 triệu đồng/lượng. Tình trạng này không chỉ phản ánh sự lệch pha cung – cầu, mà còn dấy lên lo ngại về làn sóng đầu cơ, thao túng giá và dòng tiền “chảy” vào vàng, ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ