Được biết, khối băng tần C2 là dải băng tần tầm trung được nhiều nhà mạng lớn trên thế giới tìm kiếm và sử dụng nhờ lợi thế về băng thông lớn, tốc độ cao, độ trễ thấp cùng chi phí đầu tư hiệu quả, đáp ứng được các mạng lưới 5G tiên tiến nhất hiện nay. Giá khởi điểm cho băng tần B1 là gần 2.000 tỷ đồng.
Chiều ngày 19/3 VNPT đã chính thức vượt qua các đối thủ khác để lấy được quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C2.
Theo đại diện VNPT thì khối băng tần C2 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó cho phép VNPT nhiều lạ chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai 5G hợp lý nhất, đáp ứng chiến lược triển khai mạng 5G tốc độ cao ở nước ta.
Bên cạnh đó, VNPT cũng đông sở hữu dải băng tần 1.800 MHz là một lợi thế lớn trong việc thúc đẩy 5G và là tiền đề phát triển mạng 6G trong tương lai.
Việc Viettel trúng đấu giá băng tần B1 là điều kiện cần thiết để Viettel đồng hành cùng xu thế phát triển về công nghệ viễn thông của thế giới. Ngoài ra, đây còn là lộ trình để thúc đẩy phát triển hạ tầng số quốc gia, hệ sinh thái dịch vụ số, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động.
Theo chia sẻ của đại diện VNPT thì để tăng cường hiệu quả triển khai 5G, VNPT sẽ hợp tác chia sẻ hạ tầng với nhà mạng trúng khối băng tần C3 trong lần đấu giá sắp tới. Việc hợp tác này nhằm tối ưu hóa nguồn lực nhà mạng cũng như mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
Sau khi đấu giá băng tần C2, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia sẽ tiếp tổ chức đấu giá lại khối băng tần C3 (3800-3900 MHz) đê hoàn thành việc triển khai các khối băng tần dành cho 5G.