Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vốn giá tốt từ ngân hàng: Cơ hội kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp

Đinh Nha
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 2 lần cắt giảm lãi suất điều hành với mục tiêu nới lỏng thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

250.000 tỷ với lãi suất ưu đãi được tung ra
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 2 lần cắt giảm lãi suất điều hành với mục tiêu nới lỏng thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Thực tế, từ khi Covid đang bùng phát mạnh thời điểm cuối quý I, mặt bằng lãi suất cho vay đã được các ngân hàng giảm từ 2-2,5%/năm so với đầu năm 2020.
 
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng nhà nước, đã có khoảng 250.000 tỷ đồng vốn ưu đãi được các Ngân hàng tung ra để "gỡ nút thắt" cho nền kinh tế. Đến thời điểm tháng 7, một số nhà băng vẫn theo xu hướng giảm lãi suất để kích cầu sản xuất hay tiêu dùng.

Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, “nguyên liệu” đầu vào chính là nguồn huy động vốn từ khu vực dân cư và các thành phần kinh tế. Hiện nay, khi nguồn huy động này có lãi suất tốt, nhà băng có thể thực hiện hoạt động cho vay vốn giá rẻ. Bên cạnh đó, ngân hàng phải tiết giảm chi phí, chia sẻ lợi nhuận để cung cấp cho thị trường những khoản vay ưu đãi nhất. Như vậy, nguồn vốn giá rẻ này đều do các ngân hàng thương mại tự cân đối nguồn, thay vì nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất như một số gói tín dụng ưu đãi trước kia.
Đa dạng hình thức gói vay

Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân, những gói vay nghìn tỷ từ các ngân hàng luôn sẵn sàng cung ứng để hỗ trợ cũng như "giảm đau" cho nền kinh tế. Tiêu biểu, từ tháng 4 vừa qua, MSB triển khai gói 7000 tỷ cho khách hàng cá nhân vay tín chấp và vay thế chấp. Đối với vay tín chấp, MSB áp dụng lãi suất chỉ 12,99% trong 12 tháng đầu. Đối với vay thế chấp, khách hàng được lựa chọn lãi suất ưu đãi 6,99%/năm trong 6 tháng, 7,99%/năm trong 12 tháng, hoặc 8,75%/năm trong 18 tháng đầu. Đặc biệt với gói vay mua ô tô, lãi suất là 8,99%/năm trong 24 tháng.

Bên cạnh đó, MSB cũng đã ra mắt gói tín dụng siêu tốc cho doanh nghiệp với lãi suất cạnh tranh, hạn mức lên đến 10 tỷ đồng, thời gian phê duyệt nhanh từ 2-5 ngày, bao gồm hai hình thức cho phép doanh nghiệp lựa chọn gồm: Cấp tín dụng siêu tốc bảo đảm bằng bất động sản và/hoặc Cấp tín dụng nhanh không tài sản bảo đảm. Trong đó, cấp tín dụng siêu tốc bảo đảm bằng bất động sản với hạn mức lên đến 100% giá trị cấp tín dụng trên tài sản bảo đảm, thời hạn cấp tín dụng đến 12 tháng, riêng hình thức bảo lãnh có thời hạn lên đến 39 tháng; Cấp tín dụng nhanh không tài sản bảo đảm đến 5 tỷ đồng, thời hạn cho vay đến 9 tháng.
Ngân hàng nỗ lực đáp ứng mong muốn của người dân và doanh nghiệp

Có thể thấy, sức chống chịu cũng như khả năng sinh lời của các cá nhân, doanh nghiệp đã yếu đi nhiều sau dịch. Để tạo bước đà cho người dân vượt khó khăn và phục hồi sau Covid 19, các nhà băng đã có chuỗi những động thái tích cực, không chỉ giảm lãi suất mà còn cơ cấu thời hạn trả nợ, đồng thời miễn giảm phí tất cả giao dịch, bao gồm giao dịch online để giảm gánh nặng chi phí. Chị Việt Anh - Giám đốc điều hành một công ty may cho biết: "Đợt dịch vừa qua, như rất nhiều đơn vị khác, công ty tôi đã có lúc tưởng như lao xuống đáy. Nhưng được Ngân hàng MSB hỗ trợ giảm lãi suất khoản vay đang có, cung cấp khoản vay mới và giãn thời gian trả nợ, phần nào giúp công ty vượt qua được giai đoạn khủng hoảng nhất. Hi vọng, tới khi dịch bệnh trên Thế giới được khống chế triệt để, Ngân hàng vẫn sẽ sát cánh hơn nữa cùng doanh nghiệp". Đại diện Ngân hàng Hàng Hải (MSB) cũng cho biết, trong thời gian qua, Ngân hàng đã miễn giảm lãi và cơ cấu thời hạn trả nợ cho hàng nghìn khách hàng, hiện tại vẫn đang tiếp tục xem xét, đánh giá nhiều hồ sơ khách hàng khác.

Việc cơ cấu thời gian trả nợ được coi là "liều thuốc" dài hơi mà Ngân hàng đưa ra dựa trên tính cấp thiết của thị trường nhưng cũng cần cân nhắc với yếu tố rủi ro về nợ quá hạn. Hiện các ngân hàng vẫn đang triển khai hoạt động này theo Thông tư 01, đồng thời kiến nghị Ngân hàng Nhà nước một số vướng mắc trong quá trình thực hiện.