Kinhtedothi – Theo ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS sẽ tiếp tục theo dõi vụ án liên quan lãnh đạo FLC, Tân Hoàng Minh; kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng để đảm bảo việc thi hành án về sau này.
Chiều 27/4, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thông tin về một số kết quả công tác tư pháp quý 1 và nhiệm vụ trọng tâm quý 2/2022.
Ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS cho biết, thực tế THADS vừa qua đã cho thấy nhiều vụ việc bản án tuyên phải thu hồi giá trị tài sản rất lớn nhưng khi xác minh tài sản chỉ có giá trị thi hành rất nhỏ...
Thông tin về việc phong tỏa tài sản đối với ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC và ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh trong hai vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm vừa qua, ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS cho biết, thực tế THADS vừa qua đã cho thấy nhiều vụ việc bản án tuyên phải thu hồi giá trị tài sản rất lớn nhưng khi xác minh tài sản chỉ có giá trị thi hành rất nhỏ dẫn đến tỷ lệ thu hồi được rất ít. Do đó, cần thiết phải có biện pháp ngăn chặn chuyển dịch tài sản ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử rất cần thiết .
“Cơ quan tố tụng đã áp dụng biện pháp tạm giữ, phong tỏa tài sản của những chủ thể nêu trên ở các địa phương. Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án sẽ tiếp tục theo dõi để kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng để đảm bảo việc thi hành án về sau này”- ông Nguyễn Thắng Lợi thông tin.
Tại cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính được thực hiện quyết liệt, phù hợp với điều kiện cụ thể tại từng địa phương, theo đó, toàn Hệ thống THADS đạt nhiều kết quả tích cực, cụ thể: 6 tháng năm 2022 (tính từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 31/3/2022): Đã thi hành xong hơn 200.000 việc, đạt tỷ lệ hơn 49,00% với hơn 35.000 tỷ đồng.
Các cơ quan THADS đã thực hiện thủ tục theo dõi đối với 262/262 bản án đã có quyết định buộc thi hành án của Tòa án. Các cơ quan hành chính đã thi hành xong 94 việc.
Kinhtedothi - Theo Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Nguyễn Thị Mai, Bộ GTVT và Bộ Công an đang xây dựng hai Dự án Luật, có thể các cơ quan sẽ tính toán việc sửa đổi quy định về quyền định đoạt đối với biển số xe cho phù hợp.
Kinhtedothi - "Đề nghị các nhà đầu tư liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội, số điện thoại: 0793.688.688 hoặc 055.993.3333) để được giải quyết theo quy định của pháp luật" - thông báo mới nhất của Ủy ban Chứng khoán cho biết.
Kinhtedothi - Tham gia giải trình trong phiên chất vấn diễn ra chiều 16/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, cần rà soát vấn đề về trình tự, thủ tục đấu giá đảm bảo chặt chẽ hơn; rà soát khung pháp luật liên quan tiền đặt cọc, phí...
Kinhtedothi - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Hà Nội Phạm Văn Dũng được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm làm Trưởng Thi hành án dân sự TP Hà Nội. Cơ quan này quản lý 12 Phòng Thi hành án dân sự khu vực.
Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Kinhtedothi - Ngày 26/6/2025, Quốc hội khoá XV chính thức thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân - một đạo luật mang tính đột phá, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo vệ quyền riêng tư và kiểm soát dữ liệu cá nhân trong kỷ nguyên số.
Kinhtedothi - Các Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp; chủ động ứng phó với mưa lớn ở Bắc Bộ... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 6/2025.
Kinhtedothi - Sáng 27/6, với 435/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Luật lần này đã luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm - một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, củng cố niềm tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và tổ chức tín dụng.