Vừa thiếu vừa yếu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Dù chỉ làm việc tại Tập đoàn công nghệ CMC được 2 năm, nhưng Phùng Thanh Tuấn đã được nhận khá nhiều dự án quan trọng của tập đoàn.

KTĐT - Dù chỉ làm việc tại Tập đoàn công nghệ CMC được 2 năm, nhưng Phùng Thanh Tuấn đã được nhận khá nhiều dự án quan trọng của tập đoàn. Bên cạnh đó, Tuấn còn phải hướng dẫn các bạn sinh viên trẻ mới ra trường để có thể thực hiện tốt công việc của dự án. Bởi hầu hết số lượng sinh viên học ngành CNTT ra trường đáp ứng ngay được các yêu cầu công việc của Tập đoàn là rất ít.

Theo tính toán của Bộ TT - TT, từ nay đến năm 2020, nhu cầu về nhân lực cho các ngành CNTT tăng gần gấp 3 lần. Đặc biệt, dự báo tới năm 2020, trong khi nhu cầu cần tới khoảng 650.000 người thì khả năng nguồn nhân lực chỉ đáp ứng được khoảng hơn 60%. Bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực còn rất hạn chế do thiếu cơ sở đào tạo, thiết bị máy móc và giáo trình thực hành.
 
Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường CĐ mới được tuyển dụng cần phải đào tạo lại mới có thể hoàn thành công việc được giao. Đây là những bất cập vẫn đang tồn tại trong ngành CNTT nước ta.

Dù chỉ làm việc tại Tập đoàn công nghệ CMC được 2 năm, nhưng Phùng Thanh Tuấn đã được nhận khá nhiều dự án quan trọng của tập đoàn. Bên cạnh đó, Tuấn còn phải hướng dẫn các bạn sinh viên trẻ mới ra trường để có thể thực hiện tốt công việc của dự án. Bởi hầu hết số lượng sinh viên học ngành CNTT ra trường đáp ứng ngay được các yêu cầu công việc của Tập đoàn là rất ít.

Anh Phùng Thanh Tuấn, Trung tâm giải pháp Tài chính - Bảo hiểm, Tập đoàn công nghệ CMC cho biết: “Tập đoàn công nghệ CMC với đội ngũ hơn 1700 cán bộ nhân viên, mỗi năm còn tuyển trung bình từ 200 - 300 lao động để thực hiện các dự án về CNTT. Tuy nhiên nguồn lao động tuyển vào 100% phải qua đào tạo lại. Ngoài việc tuyển chọn nhân lực từ các cơ sở đào tạo về để đào tạo lại, tập đoàn còn có chiến lược thu hút chất xám từ Việt kiều, từ các lao động có kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài”.

Theo ông Nguyễn Trung Chính, Phó Chủ tich HĐQT, Tập đoàn công nghệ CMC: “Nhu cầu hiện tại về số lượng cũng không đủ đáp ứng. Chúng tôi có trách nhiệm phải phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo lại. Chúng tôi mong muốn việc đào tạo được chú trọng hơn để chúng tôi có cơ hội đầu tư tốt hơn…”.

Thống kê sơ bộ cho thấy, cả nước hiện có hơn 300.000 lao động trong các lĩnh vực CNTT, nhưng rất nhiều lao động trong số đó có chuyên môn thấp hoặc chưa được đào tạo chính quy về CNTT. Việc Tập đoàn CMC xây dựng chiến lược phát triển và đào tạo nhân lực đã góp phần đưa CMC trở thành Tập đoàn máy tính có thương hiêu mạnh trong nước và lần đầu tiên 1 doanh nghiệp CNTT của VN đạt giải thưởng nhà đầu tư nước ngoài xuất sắc nhất do chính phủ Pháp trao tặng, đã cho thấy khả năng phát triển CNTT trong nước cũng như cơ hội nhân lực cho ngành CNTT vẫn còn rất lớn.