Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vườn quốc gia Tà Đùng: điểm sáng trồng rừng

Lê Cung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong những năm qua, ngoài việc thực hiện tốt công tác giữ rừng, Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng còn đề cao việc trồng rừng. Chính vì vậy, đơn vị này luôn được tỉnh Đắk Nông đánh giá cao trong việc trồng rừng ở trên địa bàn.

Vườn quốc gia Tà Đùng thuộc địa giới hành chính xã Đắk Som, huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông, có tổng diện tích tự nhiên được quy hoạch rừng đặc dụng khoảng 21.000 ha, trong đó có khoảng 17.000 ha đất có rừng, còn lại là diện tích lồng hồ, sông suối.

Xác định trồng rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vì vậy những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác giữ rừng, không để xảy ra mất rừng thì hoạt động trồng rừng trên những diện tích đất trống thuộc lâm phần của vườn quốc gia Tà Đùng đã trở thành hoạt động thường niên của Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng.  

Việc đã trở thành hoạt động thường niên của Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng.  
Việc đã trở thành hoạt động thường niên của Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng.  

Điển hình như trong tháng 5/2024 vừa qua, Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân kỷ niệm 134 Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2024).

Ngay sau Lễ phát động, các cán bộ Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng và người dân nhận giao khoán bảo vệ rừng của đơn vị đã tiến hành trồng hơn 2.500 cây phân tán tại các khu vực thuộc lâm phần của vườn quốc gia Tà Đùng. Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng cũng đã bàn giao khoảng 4.500 cây giống cho các thôn/bon thuộc vùng đệm của vườn quốc gia để tiến hành trồng cây.

Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.
Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.

Bên cạnh đó, Hưởng ứng Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 “Vì một Việt Nam Xanh” từ năm 2021 đến nay, Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng đã phối hợp với các đơn vị giáp ranh, thôn, bon trong vùng đệm vườn quốc gia Tà Đùng trồng được hơn 10.000 cây xanh.

Vườn quốc gia Tà Đùng: điểm sáng trồng rừng  - Ảnh 1

Cây gáo vàng trồng trên đất bán ngập của vườn quốc gia Tà Đùng.

Ông Khương Thanh Long, Giám đốc Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng cho biết: “ Là đơn vị chủ rừng, chúng tôi đang nỗ lực từng ngày để vừa bảo vệ tốt diện tích rừng mình hiện có vừa đẩy mạnh phát triển diện tích rừng nhằm giữ thật tốt màu xanh của rừng Tà Đùng. Bên cạnh việc trồng rừng, chúng tôi cũng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa của trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của công chức, viên chức, người lao động và người dân sống gần rừng về tác dụng, giá trị của rừng và công tác trồng cây, trồng rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Nhờ thực hiện tốt công tác trồng rừng, đến nay Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng và người dân sống trong vùng đệm đã trồng được khoảng 1.000 ha cây rừng phân tán, qua đó góp phần phủ xanh 100% những diện tích đất trống, đồi trọc của vườn quốc gia Tà Đùng trước đây.

Toàn cảnh vườn quốc gia Tà Đùng nhìn từ trên cao.
Toàn cảnh vườn quốc gia Tà Đùng nhìn từ trên cao.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, những năm qua Ban Quản lý vườn quốc gia Tà Đùng được đánh giá là đơn vị đi đầu trong công tác quản lý bảo vệ và trồng rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Vườn quốc gia Tà Đùng cũng được đánh giá là một trong những khu vực giữ được màu xanh lớn với lớp thảm thực vật rừng rộng chiếm tỷ lệ che phủ tới 85% diện tích vùng lõi.

Vườn quốc gia Tà Đùng còn có vai trò trong phòng hộ đầu nguồn của sông Sêrêpốk và sông Đồng Nai. Đây là 2 con sông lớn cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất công - nông nghiệp, điện năng… cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, việc trồng và khôi phục rừng ở vườn quốc gia Tà Đùng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhất là trong thờ điểm hiện nay khi biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn, nghiêm trọng hơn, trở thành một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu.