80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

WB điều chỉnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 lên 6%

Kinhtedothi - Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm nay (11/6) cho biết, năm 2015, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ ở mức 6%, đạt 6,2% vào năm 2016 và 6,5% vào năm 2017.
Theo WB, lãi suất tại Hoa Kỳ dự đoán sẽ tăng làm cho vốn vay càng trở nên đắt đỏ hơn đối với các nước mới nổi và các nước đang phát triển, trong vài tháng tới. Điều đó sẽ gây tổn thương đặc biệt nghiêm trọng đối với các thị trường mới nổi, do các thị trường này dễ bị tổn thương và do triển vọng tăng trưởng tại đây đang yếu đi.
Nguồn: Ngân hàng Thế giới tháng 6/2015
Nguồn: Ngân hàng Thế giới tháng 6/2015.
Đối với các nước xuất khẩu hàng hóa vốn đang vật lộn với giá hàng hóa thấp và các nước chưa có chính sách rõ ràng, thì việc dòng vốn bị cắt giảm lại càng là một thách thức chính sách lớn hơn nữa.

Các chuyên gia của WB khuyến cáo: nhiều nước đang phát triển phụ thuộc nặng vào xuất khẩu hàng hóa. Vì vậy, giảm giá dầu và các mặt hàng chiến lược càng làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của các nước này.

Việt Nam cũng như các nước đang phát triển đang đối mặt với một loạt các thách thức nghiêm trọng trong năm 2015, như: chi phí vốn vay đe dọa sẽ tăng, trong khi giá dầu và giá hàng hóa sắp bước vào một đợt suy giảm mới, làm cho năm nay trở thành năm thứ 4 liên tiếp đáng thất vọng về tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo, tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục giảm, nhưng các nước còn lại trong khu vực sẽ tăng nhờ vào sự phục hồi kinh tế tại các nước phát triển; giá năng lượng thấp; ổn định chính trị được cải thiện; cải thiện thanh khoản trên thị trường tài chính toàn cầu, tuy chính sách tiền tệ tại Hoa Kỳ có khả năng sẽ bị thắt chặt.

Tăng trưởng toàn khu vực, trừ Trung Quốc, dự báo sẽ đạt 4,8% năm 2015 và 5,4% năm 2016 nhờ vào động lực từ các nền kinh tế lớn trong ASEAN.                        

Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu lần này cho biết, năm 2015, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ ở mức 6%, đạt 6,2% vào năm 2016 và 6,5% vào năm 2017.

Như vậy, so với đầu năm 2015, các dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam của WB đều cao hơn (Trong báo cáo triển vọng kinh tế đầu năm 2015, WB dự báo tăng trưởng ở mức 5,6%, đạt 5,8% vào năm 2016 và 6% vào năm 2017).

Các chuyên gia của WB cho rằng, tăng cầu trong nước vẫn là yếu tố chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực, mặc dù mức cầu bên ngoài thấp và chịu áp lực cạnh tranh do đồng tiền nhiều nước trong khu vực tăng giá.

Nếu giá nhiên liệu tiếp tục giữ ở mức thấp thì đây sẽ là yếu tố thuận lợi đối với viễn cảnh kinh tế khu vực nhưng giá cả hàng hoá thấp đang cản trở tăng trưởng tại các nước xuất khẩu hàng hoá và các nước này phải tự điều chỉnh để thích ứng với hoàn cảnh đó.

Theo ông  Ayhan Kose- Giám đốc Viễn cảnh Phát triển của WB: “Nếu các thị trường mới nổi không thực hiện các chính sách cẩn trọng nhằm đối phó tốt với bất ổn tài chính và bất ổn từ bên ngoài thì họ sẽ gặp khó khăn đáng kể khi phải đối phó với cơn bão thắt chặt chính sách của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ và các hệ quả đi kèm khác"./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ